Bàn về đức từ bi của Đạo Phật

ntsu

Xamer mới lớn
Con người tưởng rằng mình luôn tỉnh táo, nhưng thực chất đang chìm vào những cơn mê nối tiếp nhau, mỗi 1 dòng suy nghĩ kéo theo 1 cơn mê dài, là những mưu, kế, ngón, đường, kéo theo tính vị kỉ rất lớn và dục vọng rất lớn. Khi si mê, ta trở thành nô lệ cho suy nghĩ, nô lệ của dục.
Động vật không từ bi. Động vật chỉ biết lợi ích của n, đánh nhau, tranh dành, vì trí tuệ n giản đơn - làm mọi điều phục vụ bản thân nó.
Chỉ trong khoảnh khắc từ bi, khoảnh khắc ta mới thực sự làm chủ. Từ bi là 1 dạng trí tuệ rất lớn, là đỉnh cao của hệ thống sinh học.
Từ bi tức là ta bỏ cái tôi, bỏ cái dục, cho đi vô điều kiện. Cho người khác cái họ muốn. Nếu cho người khác cái ta muốn, tức là đã có điều kiện trong đó, tức là không phải từ bi.
Đệ tử mới xuất gia hỏi Phật: Con sẵn sàng dâng hiến tất cả của cải, sức lực, thời gian để công đức cho toàn thế giới,
chỉ xin chừa duy nhất tay hàng xóm cạnh nhà con, thưa thầy vậy được chăng?
Phật đáp: Vậy hãy quên toàn bộ thế giới đi, và chỉ cần con công đức cho mình hắn ta là đủ.
Từ bi không điều kiện. Chỉ cần 1 điều kiện đã là dục. Đôi khi từ bi kiểu dục đó còn đáng sợ hơn không làm gì. Khoảnh khắc bạn kì vọng vào 1 người, khoảnh khắc bạn hủy hoại người đó, và cũng hủy hoại luôn chính mình.
Tài sản lớn nhất cha mẹ cho con cái là tính tự do, tự lập.
Từ bi có khổ dâm không? Cứ cho đi mà quên bản thân có khổ dâm không? Thực tế, cho đi và kì vọng ở người ta, muốn họ đáp lại, muốn họ mang ơn, muốn ti tỉ cái khác, mới là đỉnh cao của khổ dâm.
Từ bi là cây cầu dẫn tới được sống ở mức năng lượng cao, được làm chủ bản thân, được tự do k ràng buộc. Đó là phúc đức vô lượng.
Gần nhà thiền sư Hakuin có gia đình bán vải. Một ngày nọ, cô con gái trẻ đẹp nhà đó chửa hoang và sinh ra một bé trai. Bố mẹ cô gái đánh đập, sỉ nhục, cô thừa nhận đứa con của Hakuin.
Không ngờ một thiền sư đáng kính như Hakuin lại làm chuyện tày trời. Bố mẹ cô gái và xóm giềng mang đứa trẻ đến trao cho Hakuin và nói: “Đấy, con ông đấy, giữ lấy mà nuôi, đồ đạo đức giả."
Chìa tay nhận, Hakuin chỉ bình thản nói một câu: “Thế à.”
Đệ tử dần bỏ đi hết, chỉ còn mình Hakuin nuôi đứa bé. Ông mang nó đi khắp nơi xin sữa. Trong sự dè bỉu, khinh mạt của cộng đồng, ông vẫn lẳng lặng chăm sóc nó như một người mẹ. Nhưng càng lớn, nó càng trông không giống Hakuin.
Cô gái sau thời gian ăn năn sám hối, đã thú nhận lần nữa rằng đứa trẻ là con của anh hàng cá, không phải Hakuin. Xấu hổ vô cùng, gia đình cô gái tới nhà Hakuin, dập đầu bái lạy xin tạ lỗi:
“Chúng tôi đã hiểu lầm ông. Danh dự này không sao bù đắp được, xin ông tha thứ và gửi lại đứa bé về gia đình.”
Hakuin trao lại đứa bé cho họ, lại bình thản nói: “Thế à.”
Sự tình vang xa, đệ tử và dân chúng quay lại với ông, và danh tiếng vị thiền sư được khôi phục.
 
Nhìn dài dài là đéo muốn đọc, chạy Grab tranh thủ lướt tí mà đọc dài biếng lắm. Thằng nào tóm tắt 2 dòng tao nghe. Nam mô a di đà phọt .....
 
Nhìn dài dài là đéo muốn đọc, chạy Grab tranh thủ lướt tí mà đọc dài biếng lắm. Thằng nào tóm tắt 2 dòng tao nghe. Nam mô a di đà phọt .....
ai muốn sống, giúp họ sống. ai muốn chết, giúp họ chết. Giúp ngkhac dc tâm nguyện của họ, là công đức vô lượng
 
Ðức Phật có vô số ân đức vi diệu. Tuy nhiên, tất cả đều bắt nguồn từ 3 ân đức trọng đại là Tịnh đức, Bi đức, và Tuệ đức.

  1. Tịnh Ðức(Visuddhi guna): Ngài đã xa lìa tất cả phiền não thô sơ và vi tế, nên thân khẩu ý của Ngài đều được trọn lành. Trước mặt người hoặc nơi khuất lấp, Ngài cũng không hề làm, nói và tưởng điều tội lỗi.Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Araham (Ứng cúng) và Sugato (Thiện Thệ) thuộc về Tịnh Ðức.
  2. Bi Ðức(Karuna guna): Ngài thấy chúng sanh đang bị nóng nãy lăn lộn trong lửa ngũ dục, đang chìm đắm chơi vơi trong biển trần ai, chịu thống khổ vô cùng vô tận từ đời nầy qua kiếp khác nên Ngài phát tâm bi mẫn bao la đối với tất cả chúng sanh, chẳng khác nào người mẹ hiền thương xót đàn con dại, mong mỏi cho con khỏi khổ, được vui lâu dài. Từ khi còn tu hạnh Bồ tát, Ngài đã từng hy sinh thân mang, vợ con, của cải để tìm phương cứu vớt chúng sanh; đến khi thành đạo rồi, Ngài chu du phổ độ chúng sanh không ngừng nghĩ trong 45 năm trường đằng đẳng. Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Anuttaro Purisadammasarathi (Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu), Satthadevanamussanam (Thiên nhân sư), Buddho (Phật), Bhagava (Thế Tôn) thuộc về Bi Ðức.
  3. Tuệ Ðức(Panna guna): Ngài có trí tuệ hoàn toàn sáng suốt, không có chi che án được, thông suốt cả ba giới, bốn loài, thấu triệt lý Tứ Diệu Ðế là thấy rỏ, biết rõ ái dục phiền não; nguyên nhân sinh ra ái dục phiền não; nơi diệt tận ái dục phiền não và phương pháp diệt trừ ái dục phiền não. Do nhờ trí tuệ hoàn toàn sáng suốt ấy nên Ngài tri tỏ nghiệp nào có sự lợi ích, nghiệp nào có sự nguy hại hầu tìm phương tiện giáo huấn chúng sanh xa lánh các điều ác, làm những việc lành để sớm đến bờ giác ngộ. Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Sammasambuddho (Chánh Biến Tri), Vijjacaranasampanna (Minh Hạnh Túc), Lokavidu (Thế gian giải) thuộc về Tuệ Ðức.
  4. TỔNG KẾT THEO LỢI ÍCH: LỢI ÍCH RIÊNG CHO ÐỨC PHẬT (ATTAHITA SAMPATTI) VÀ LỢI ÍCH RIÊNG CHO CHÚNG SANH (PARAHITA PATIPATTI).
  5. Lợi Ích Cho Ðức Phậtcó 2 loại. Thứ nhất là thành quả diệt tận tất cả phiền não. Thứ hai là những tuệ giác và oai lực phát sinh cùng với sự diệt tận các phiền não. Trong ý nghĩa nầy, Ân đức Araham (Ứng cúng) nói lên đạo đức vô thượng của riêng Ngài: Ðức Phật đã tận diệt tất cả phiền não có thể có được trên thế gian nầy. Ân đức Sammasambuddha (Chánh Biến Tri) và Lokavidu (Thế gian giải) nói lên tất cả tuệ giác và oai lực vô song của riêng Ðức Phật. Ân đức Vijjacaranasampanno (Minh Hạnh Túc) nói lên sự thành tựu viên mãn cho riêng Ðức Thế Tôn.
  6. Lợi Ích Cho Chúng Sanh, có 2 loại. Thứ nhất là công đức thuyết giảng giáo pháp cho chúng sanh xuất phát từ lòng bi mẫn, hoàn toàn không mong lợi danh hoặc đền ơn đáp nghĩa. Thứ hai là hạnh nhẫn nhục vô biên mong cầu an lạc đến cho chính kẻ muốn hãm hại mình và biết chờ đợi cho đến lúc đủ duyên để chúng sinh có thể hiểu giáo pháp của Ngài. Ðức Phật thọ nhận sự cúng dường tứ vật dụng dành cho các vị Tỳ kheo cũng là một hình thức đức Phật mang lại lợi ích cho các thí chủ bằng cách tạo điều kiện để các thí chủ tạo công đức lớn.
Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Sugata (Thiện Thệ) nói lên cả hai lợi ích. Lợi ích của riêng Ðức Phật và và lợi ích cho chúng sanh. Ân đức Anuttaropurisadammasarathi (Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu) và Satthadevamanussana (Thiên nhân sư) nói lên ân đức của Ðức Thế Tôn trong việc mang lại lợi ích cho chúng sanh. Ân đức Buddho (Phật) nói lên ý nghĩa của việc vừa mang lại lợi ích cho riêng đức Phật và cho chúng sanh. Ân đức Bhagava (Thế Tôn) nhấn mạnh cả hai sự thành đạt của riêng Ðức Phật và sự thành công trong việc mang lại lợi lạc cho chúng sanh.
 
chân kinh nhiều đấy mà mấy ai thành chính quả
Vấn đề là đây. Đạo quả là kết quả của việc từ bỏ sự trở thành. Giác ngộ là hiểu về khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt của khổ, con đường dẫn đến sự chấm dứt của khổ. Niết bàn là đoạn diệt của khát ái.
Đạo Phật là để giải thoát khỏi bên trong và bên ngoài mà mọi người cứ thích phổ độ chúng sinh, tìm về nguồn cội, thấy cái bản lai diện mục, nhận ra tâm ta tức tâm Phật, tâm không trụ ngoại cảnh,.... Còn giác ngộ là hiểu về bản chất thế giới bên ngoài, giác ngộ và từ bi là hai mặt của đồng xu, lý giải thể ngộ tính không, thể nhập vào tính không trong thiền định,... Hiểu sai ngay từ đầu rồi nên đời mấy ai thành tựu đạo quả.
 
Vấn đề là đây. Đạo quả là kết quả của việc từ bỏ sự trở thành. Giác ngộ là hiểu về khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt của khổ, con đường dẫn đến sự chấm dứt của khổ. Niết bàn là đoạn diệt của khát ái.
Đạo Phật là để giải thoát khỏi bên trong và bên ngoài mà mọi người cứ thích phổ độ chúng sinh, tìm về nguồn cội, thấy cái bản lai diện mục, nhận ra tâm ta tức tâm Phật, tâm không trụ ngoại cảnh,.... Còn giác ngộ là hiểu về bản chất thế giới bên ngoài, giác ngộ và từ bi là hai mặt của đồng xu, lý giải thể ngộ tính không, thể nhập vào tính không trong thiền định,... Hiểu sai ngay từ đầu rồi nên đời mấy ai thành tựu đạo quả.
Giờ ai nói khó thành chính quả hay chân kinh nhiều … thì mình sẽ gợi ý cho 1 pháp môn.

Nếu thực hành liên tục, đúng y chang ko sai thì 7 năm đắc đạo. Cái này Phật nói nhưng ko phải mình chế. Nhưng nhấn mạnh là phải thực hành đúng lộ trình, ko đc sai lệch !
 
Giờ ai nói khó thành chính quả hay chân kinh nhiều … thì mình sẽ gợi ý cho 1 pháp môn.

Nếu thực hành liên tục, đúng y chang ko sai thì 7 năm đắc đạo. Cái này Phật nói nhưng ko phải mình chế. Nhưng nhấn mạnh là phải thực hành đúng lộ trình, ko đc sai lệch !
Tao chạy Grab nhưng tao không thấy nóng khi trời nắng, gặp CSGT tao coi như bọn không tồn tại, khách hãm đánh giá 1 sao tao không buồn, khách bo tao cũng không vui mừng. 🙏
 
Động vật không có khái niệm từ bi, nhưng nó cũng không có khái niệm tham lam.
Ăn no thì thôi, khi đã no thì con mồi có đi qua nó cũng không cắn chết, mà nó còn chủ động né đi chỗ khác - thế đã từ bi hơn con người chưa?
Con người ngay cả khi no, vẫn có thể làm hại người khác, muốn làm hại người khác vì lòng tham của mình. Cho nên từ bi bản chất chính là bỏ đi tham, sân, si - tham đứng đầu. Không tham, đã là từ bi, mình no thì nhường cho người khác.
 
Động vật không có khái niệm từ bi, nhưng nó cũng không có khái niệm tham lam.
Ăn no thì thôi, khi đã no thì con mồi có đi qua nó cũng không cắn chết, mà nó còn chủ động né đi chỗ khác - thế đã từ bi hơn con người chưa?
Con người ngay cả khi no, vẫn có thể làm hại người khác, muốn làm hại người khác vì lòng tham của mình. Cho nên từ bi bản chất chính là bỏ đi tham, sân, si - tham đứng đầu. Không tham, đã là từ bi, mình no thì nhường cho người khác.
đã là sinh linh thì đều tham, sân, si, nếu như mày ko có điều đó thì chắc chắn mày đã ko tồn tại.
 
Động vật không có khái niệm từ bi, nhưng nó cũng không có khái niệm tham lam.
Ăn no thì thôi, khi đã no thì con mồi có đi qua nó cũng không cắn chết, mà nó còn chủ động né đi chỗ khác - thế đã từ bi hơn con người chưa?
Con người ngay cả khi no, vẫn có thể làm hại người khác, muốn làm hại người khác vì lòng tham của mình. Cho nên từ bi bản chất chính là bỏ đi tham, sân, si - tham đứng đầu. Không tham, đã là từ bi, mình no thì nhường cho người khác.
M nghe câu chó già giữ xương chưa?
 
Tao chạy Grab nhưng tao không thấy nóng khi trời nắng, gặp CSGT tao coi như bọn không tồn tại, khách hãm đánh giá 1 sao tao không buồn, khách bo tao cũng không vui mừng. 🙏
Dạo này có hay gặp Cõi Mộng k bạn. Thấy đợt trước hắn chạy grab
 
Động vật không có khái niệm từ bi, nhưng nó cũng không có khái niệm tham lam.
Ăn no thì thôi, khi đã no thì con mồi có đi qua nó cũng không cắn chết, mà nó còn chủ động né đi chỗ khác - thế đã từ bi hơn con người chưa?
Con người ngay cả khi no, vẫn có thể làm hại người khác, muốn làm hại người khác vì lòng tham của mình. Cho nên từ bi bản chất chính là bỏ đi tham, sân, si - tham đứng đầu. Không tham, đã là từ bi, mình no thì nhường cho người khác.
Mày sai rồi khi m nhận ra một trong 3 tham sân si xuất hiện tức là cả thâm sân si đều xuất hiện cùng lúc. Đọc chuẩn chánh kinh và Thực hành nhiều để kiểm chứng. Ko lại sai ngay từ đầu.
 
Con người tưởng rằng mình luôn tỉnh táo, nhưng thực chất đang chìm vào những cơn mê nối tiếp nhau, mỗi 1 dòng suy nghĩ kéo theo 1 cơn mê dài, là những mưu, kế, ngón, đường, kéo theo tính vị kỉ rất lớn và dục vọng rất lớn. Khi si mê, ta trở thành nô lệ cho suy nghĩ, nô lệ của dục.
Động vật không từ bi. Động vật chỉ biết lợi ích của n, đánh nhau, tranh dành, vì trí tuệ n giản đơn - làm mọi điều phục vụ bản thân nó.
Chỉ trong khoảnh khắc từ bi, khoảnh khắc ta mới thực sự làm chủ. Từ bi là 1 dạng trí tuệ rất lớn, là đỉnh cao của hệ thống sinh học.
Từ bi tức là ta bỏ cái tôi, bỏ cái dục, cho đi vô điều kiện. Cho người khác cái họ muốn. Nếu cho người khác cái ta muốn, tức là đã có điều kiện trong đó, tức là không phải từ bi.

Từ bi không điều kiện. Chỉ cần 1 điều kiện đã là dục. Đôi khi từ bi kiểu dục đó còn đáng sợ hơn không làm gì. Khoảnh khắc bạn kì vọng vào 1 người, khoảnh khắc bạn hủy hoại người đó, và cũng hủy hoại luôn chính mình.

Từ bi có khổ dâm không? Cứ cho đi mà quên bản thân có khổ dâm không? Thực tế, cho đi và kì vọng ở người ta, muốn họ đáp lại, muốn họ mang ơn, muốn ti tỉ cái khác, mới là đỉnh cao của khổ dâm.
Từ bi là cây cầu dẫn tới được sống ở mức năng lượng cao, được làm chủ bản thân, được tự do k ràng buộc. Đó là phúc đức vô lượng.
🐤🐤
 
Top