Đạo lý Kinh Nghiệm Học Phật - Vấn đáp Phật Pháp

PHẬT PHÁP CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI BIẾT CHÁN SỢ SINH TỬ.


Chỉ vậy thôi,

Không có biết chán sợ sanh tử thì Phật Pháp nầy tôi năn nỉ đừng có rớ tới là vì ba lý do :


1️⃣

Không có chán sợ sanh tử thì mình không có chấp nhận nỗi lời Phật bởi vì Phật xúi mình đi ra mà.
Mình chấp nhận không có nỗi.

2️⃣

Không chán sợ sanh tử thì có nghĩa là mình đang Mê.
Nếu mình còn Mê thì tại sao mình lại đúc cái đầu vô cái con đường lìa bỏ làm chi.

3️⃣

Cái lý tưởng Phật Pháp đi ngược lại cái đời sống của mình thì tại sao mình ngu dại gì mình đúc cái đầu vô trong đó.

Vì thế, Phật Pháp chỉ dành cho một hạng người duy nhất là biết CHÁN SỢ SANH TỬ.
Kẻ nào còn cầu mong hưởng phúc Nhân Thiên, còn mong được hưởng cái trăng thanh gió mát là kẻ đó chưa có phải là cầu đạo Giải Thoát.
Phải thấy một phút hít thở của La Hán cũng là Khổ thì mới thật sự chán sợ sanh tử ...!!!


Gớm như vậy đó,
Phải đến mức như vậy.
Cái một phút hít thở của La Hán chứ không phải của mình nha, một phút thôi cũng là Khổ thì mới thật sự là chán sợ sinh tử. Còn thấy mình còn muốn được cái nầy, cái kia là Chết.

Và tôi đã nói cái cuối cùng, mình thấy một phút mà hít thở của vị La Hán có gì đâu.
Hít với thở thôi đâu có gì mà thơm ngon, béo ngọt, bùi giòn gì đâu ...
Nhưng mà hễ còn có mặt là còn Khổ nha.

Đức Phật dùng hình ảnh nầy nè :

● Ngài nói giống như phân người dầu cho nó là một đống lớn hay nó chỉ dính một miếng nhỏ xíu trên đầu cây que thì lúc nào nó cũng là phân, lúc nào cũng đáng gớm.

● Dầu nó là một đống lớn hay chỉ là một miếng ở đầu que gỗ thì phân ở đâu cũng là phân.

● Ngài nói bất cứ hình thức hiện hữu nào, dầu thô hay là tế đến mấy thì cũng đều là đáng chán, đáng sợ hết.


Cái người không hiểu Đạo, không học Giáo Lý, không hành Tứ Niệm Xứ thì không có tin được cái chỗ nầy.

Các vị rất là ngạc nhiên là tại sao Đức Phật Ngài nói về cái chuyện sanh tử, cái chuyện có mặt ở đời này bằng cách nói rất là khắc khe, nghiêm túc như vậy.

Các vị phải thấy biết như vậy thì các vị mới thấy Ngài nói đúng.

Các vị thử tưởng tượng đi, cái này tôi đang nói kiểu thường thức dành cho người dốt đặc không có biết gì hết nè.
Trong một ngày, cái Tâm ác và Tâm thiện của quý vị cái nào nhiều hơn ...?!

Chắc chắn là Tâm ác nhiều hơn Tâm thiện rồi từ đó suy ra bước ra ngoài đời nhắm mắt quơ tay toàn là người xấu nhiều hơn người thiện không à.
Tại vì bản thân đã là xấu.

Các vị tưởng tượng đi, mình xấu mà chung quanh mình toàn là người xấu thì hỏi quý vị vậy có cơ hội nào để mà mình làm thiện không.
Rất hiếm.
Toàn là chuyện tầm bậy không.

● Bây giờ, các vị có nhan sắc một chút, có tiền một chút, có sức khỏe một chút, có tuổi trẻ một chút thì thử hỏi các vị cái tâm tình nào mà các vị tìm đến với Phật Pháp ...?!

Làm ơn trung thực, làm ơn chân thành với lòng mình một chút đi.
Bây giờ các vị có tiền, có sức khỏe, có nhan sắc, có tuổi trẻ, có uy tín quyền lực, có chức vụ, đặc biệt là có tình cảm nam nữ đang mùa yêu thì hỏi có bao nhiêu kẻ chịu đến để mà nghe đạo ...?


Nhưng mà các vị chán đời, sợ khổ nên trong cái room nào giảng cũng nhào vô nghe không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, nghe được cái gì bỏ túi bao nhiêu hay bấy nhiêu.

● Cho nên cái đạo này, là dành cho cái người Ly Tham, dành cho những người muốn Tịch Diệt, dành cho những người chán sợ Sanh Tử.

Ác nhiều bao nhiêu thì khổ nhiều bấy nhiêu.

Khi nào, cơ hội làm ác nó nhiều hơn cơ hội làm thiện thì cái cơ hội Đọa lớn hơn cái cơ hội sanh về Nhân Thiên.
Cái cơ hội làm giun, làm trùn, làm dòi, làm bọ nó lớn lắm.

Còn cái chuyện mình quay trở lại mình làm nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân, đủ ăn đủ mặt, có học, có tiền, có nhan sắc, có sức khỏe, rồi có tình yêu, có quyền lực, có chức vụ ....


Tôi xin hứa với các vị cái chuyện đó nó hiếm dữ lắm.
Hiếm lắm ...
 
Sửa lần cuối:
Dạo này cũng có đọc về cẩm nang nghiên cứu thắng pháp của ngày Sayadaw Silananda và vi diệu pháp giảng giải của sư Chánh Minh.
Ngộ ra một điều là càng học càng thấy mình càng ngu :))
Đúng r, càng học càng lòi ra cái vô minh nhiều. Chứ học mà thấy mình hay là ko ổn ^:)^
Dạo này t nghiên cứu dòng Achan Neab, thấy cũng quan trọng pháp học lắm.
 
Clm hài thiệt chứ =))
Allah Háng xem bản dịch bát nhã ba la mật đa rồi giác ngộ =))

Mấy người mà nt hỏi thì t gửi link + tài liệu pdf.
Chứ đm up link đây nhiều thằng nó vô phá mắc công lắm.
Thậm chí 1 số bài viết t sửa lại cho dễ nhìn, lượt bớt nội dung ko phải cốt lõi thì ko để tên tác giả luôn. Đm vô fb người ta phá thì hơi khó :d
Thật ra cũng cố log vào để chửi nó cho tỉnh ra nhưng mà lòng từ bi cũng có giới hạn.
Mạo phạm thánh nhân nghiệp nặng lắm.
Thế gian này máu lệ đủ rồi, thêm vài tr kiếp làm súc sinh tội nghiệp nó.
"Người ngu sinh với búa từ miệng, tự chặt lấy thân"
 
Vì Vô minh & dính mắc nên con người luôn có rất nhiều vấn đề với sự sống & cái chết.

Tại các Trung tâm Thiền Thabarwa trên Toàn Thế giới, tính tới 2.2024 hiện có khoảng 40.000 người đang sinh sống, bao gồm cả Chư Tăng Ni - Thiền sinh - Tình nguyện viên & những Thiền sinh nương tựa (người già, người bệnh, người vô gia cư, trẻ mồ côi…)

Ngoài ra, còn khoảng 10.000 người đã qua đời, dành những phút giây cuối cùng của cuộc đời họ tại Trung tâm Thiền Thabarwa trong suốt hơn 20 năm qua.

Sự sống & cái chết thực sự rất gần nhau. Con người thực dễ sống & dễ chết.

Tôi muốn các bạn ghi nhớ rằng, sống hay chết thực sự không phải là vấn đề, chừng nào trong từng hành động Thân - Khẩu - Ý của mình hàng ngày các bạn vẫn luôn hướng về Thiện Pháp. Chỉ cần các bạn vẫn luôn nỗ lực hướng về Thiện Pháp, sống hay chết đều ổn cả.

Nhưng nếu bạn không chú tâm vào Thiện Pháp - nghiêng về Ác Pháp - thì sẽ có rất nhiều vấn đề, rất nhiều rắc rối, rất nhiều khổ đau ngay từ khi bạn vẫn còn hơi thở.

Và không dừng lại ở đó, sau khi bạn dứt hơi thở này rồi, chắc chắn bạn sẽ còn tiếp tục gặp nhiều điều tồi tệ hơn nữa ở các kiếp sống sau.

Đi cùng Thiện Pháp, bạn sống hay chết đều an lành.
Đi cùng Ác Pháp, bạn sống hay chết đều bất hạnh.


- Thiền sư Ottamathara -
 
Thật ra cũng cố log vào để chửi nó cho tỉnh ra nhưng mà lòng từ bi cũng có giới hạn.
Mạo phạm thánh nhân nghiệp nặng lắm.
Thế gian này máu lệ đủ rồi, thêm vài tr kiếp làm súc sinh tội nghiệp nó.
"Người ngu sinh với búa từ miệng, tự chặt lấy thân"
Mắc vào Tà Kiến thì hết cứu, làm người khó dạy cũng hết cứu.
M thấy ko rác rưởi ở trên mới vào cmt đó.

T mà để thông tin thì bọn nó vào phá mấy Sư. Trên này bã đậu, tinh trùng nhiều mà.
 
Cư sĩ cho hỏi làm sao để bớt sợ chết? Tôi mới ngoài 30 hay lo sợ cái chết, các loại bệnh tật, dày vò nếu bị bệnh nan y... Làm sao đầu óc này không nghĩ tới điều đó.
 
Cư sĩ cho hỏi làm sao để bớt sợ chết? Tôi mới ngoài 30 hay lo sợ cái chết, các loại bệnh tật, dày vò nếu bị bệnh nan y... Làm sao đầu óc này không nghĩ tới điều đó.
Bạn tham khảo bài viết này nhé : https://xamvn.icu/r/kinh-nghiem-hoc-phat-van-dap-phat-phap.747014/post-17743127
 
Ko thích thì ko cần vào mà quăng câu chửi đổng.
Tôi chỉ thấy súc vật mới hay phản ứng theo cảm giác thôi, còn người có nhận thức tốt ko ai làm vậy.
Mình chỉ ignore thôi. Mọi thứ do các duyên ( condition) mà thành mà.
Để phun ra đc cái câu này thì phải rất nhiều phiễn não và vô minh mới làm nổi.
Đang thời kì kiếp giảm nên cũng ko có gì lạ.

Có chủ đề gì thì vào topic này thảo luận như trc : https://xamvn.icu/r/giai-dap-moi-thu-ve-phat-giao-nguyen-thuy-thien-hoc-nam-truyen.736741/
 
Cư sĩ cho hỏi làm sao để bớt sợ chết? Tôi mới ngoài 30 hay lo sợ cái chết, các loại bệnh tật, dày vò nếu bị bệnh nan y... Làm sao đầu óc này không nghĩ tới điều đó.
Có những nguyên nhân khiên cho người hay sợ chết:
1 làm quá nhiều chuyện ác
2 làm quá ít điều thiện
3 quá đam mê 5 dục
4 không có niềm tin và còn có nghi hoặc chưa được giải đáp

Bản thân cái chết ko đáng sợ bằng cái sự sợ chết.
Bản thân cái sự sợ chết trong lúc hấp hối có thể tạo ra cái cận tử nghiệp xấu, nắm bắt những nghiệp tướng, thú tướng đưa đến đoạ xứ.
Nghĩ về cái chết, niệm về sự chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào với ta (khi đang đi đứng nằm ngồi, ngủ, ăn...) là một pháp tu tập có thể đưa đến bất tử nếu tác ý đúng đó còn gọi là vô thường tưởng.
 
Bạn tham khảo bài viết này nhé : https://xamvn.icu/r/kinh-nghiem-hoc-phat-van-dap-phat-phap.747014/post-17743127
Điều 1 mình đồng ý nhưng điều 2 thì mình là chồng là cha của 1 gd nhỏ, mình lại càng sợ chết, mình quan tâm gd mình lắm chứ, nhiều lúc nghĩ con mình có gì mình san sàng thay nó chết, những vẫn sợ vì sợ ko có ai chăm lo cho gia đình, vì tiếc nuối ko đc nhìn con lớn lên...
Chắc phải còn tu tập nhiều cư sĩ ơi.
 
Điều 1 mình đồng ý nhưng điều 2 thì mình là chồng là cha của 1 gd nhỏ, mình lại càng sợ chết, mình quan tâm gd mình lắm chứ, nhiều lúc nghĩ con mình có gì mình san sàng thay nó chết, những vẫn sợ vì sợ ko có ai chăm lo cho gia đình, vì tiếc nuối ko đc nhìn con lớn lên...
Chắc phải còn tu tập nhiều cư sĩ ơi.
Nhiều gánh nặng nên phải mang mà. Nếu thật lòng mà nói thì với mình thì gia đình, công việc, các mqh ... là gánh nặng hết.
Nhưng mình nên biết vậy để tiếp tục sống, không phải cái nào cũng buông xuôi đc.

Nên tâm niệm điều này : do các điều kiện mà ta có mặt trên đời này, cũng vì vậy do các điều kiện mà ta rời đi.
 
Chắc mình là thuộc về thứ 4 quá, cái khúc cuối chưa hiểu lắm, cư sĩ nếu đươcj chỉ rõ thêm chút.
Mình chỉ hỏi vài câu, bạn tự quan sát thế giới xung quanh, cs xung quanh r tự trả lời nhé.

Có thứ gì trong đời này không thay đổi?
Có thứ gì trên đời này hoàn toàn biến mất không một dấu vết?
Có thứ gì trong đời là một, tự xuất hiện, tự biến mất hay ko?
Tất cả những thứ trên đời này có phải đều xuất hiện dựa theo quy luật nhân duyên( do đủ các điều kiện tổng hợp lại mà thành)?

Tự tìm hiểu các câu hỏi trên có thể giải đáp đc cái nghi hoặc của bản thân mình.
 
Chắc mình là thuộc về thứ 4 quá, cái khúc cuối chưa hiểu lắm, cư sĩ nếu đươcj chỉ rõ thêm chút.
Bạn có thắc mắc về vấn đề nào về giáo lý, đời sống không.

Mình thấy case của bạn là sợ chết vì nhiều gánh nặng còn bỏ lại hơn là sợ chết rồi không biết đi về đâu.
Không biết mình hiểu như vậy có đúng không.
 
Điều 1 mình đồng ý nhưng điều 2 thì mình là chồng là cha của 1 gd nhỏ, mình lại càng sợ chết, mình quan tâm gd mình lắm chứ, nhiều lúc nghĩ con mình có gì mình san sàng thay nó chết, những vẫn sợ vì sợ ko có ai chăm lo cho gia đình, vì tiếc nuối ko đc nhìn con lớn lên...
Chắc phải còn tu tập nhiều cư sĩ ơi.
Bởi vậy bạn có đồng ý là càng thương yêu nhiều, càng khổ đau nhiều hay ko?.
Con cái, vk ck, cha mẹ ai cũng có nghiệp riêng của mình.
Mình ko nói là hãy từ bỏ gánh nặng mà nói là hãy điều chỉnh cảm xúc lại, cái bạn đang có là chấp vào gia đình tôi, con tôi, tài sản tôi.
Trang bị cho người thân những kiến thức để họ tự lo đc khi không có mình chứ ko phải để lại một đống tài sản để làm hư họ.
 
VƯỢT QUA SÂN HẬN OÁN THÙ

Khi có sự BUỒN PHIỀN VÀ SÂN HẬN TRONG TÂM, thiền sinh cũng nên nghĩ tới nguyên nhân của sự bực bội, khó chịu và sân hận.

ĐỐI TƯỢNG NÀO LÀM CHÚNG TA KHÓ CHỊU?

Khi đối tượng nhất là tâm sân phát sinh trong tâm, chúng ta luôn luôn nghĩ đến nghiệp báo và biết rằng nghiệp báo là định luật của thiên nhiên.

Đừng nói chi trong tâm. Nơi thân này, khi hành thiền chúng ta sẽ thấy, càng ngồi lâu thì càng cảm giác đau nhức ở trong thân. Nếu thiếu chánh niệm và có sự dính mắc với thân này, chúng ta bắt đầu chấp và có sự bực bội. Bực bội vì chúng ta không thích sự đau nhức đó. Mỗi lần bực bội là mỗi lần chúng ta cột một cái nghiệp mới vào tâm, không ai khác ngoài chúng ta trói buộc chính mình cả. Cái đau cứ đến, thay vì buông bỏ sự bực bội, chúng ta tiếp tục không thích nó, và cứ thế chúng ta tiếp tục cột thêm, thắt thêm cái nghiệp sân vào tâm, làm cho nó ngày càng dày hơn và chắc hơn.

Đức Phật dạy ta nên ghi nhận cái tâm không thích sự đau nhức đó. VÌ CÁI ĐAU CHỈ LÀ CẢM GIÁC và chúng ta không thể làm gì được cả.

Ngay lúc đó chúng ta chỉ có thể sửa đổi cái tâm của chúng ta mà thôi. Vì vậy chúng ta nên có trí nhớ và ghi nhận là tâm chúng ta ĐANG CÓ SỰ KHÔNG THÍCH. Như vậy chúng ta sẽ giải quyết được nó bằng cách ghi nhận nó để thấy nó thay đổi.
Sư xin kể một thí dụ nữa về cách niệm chướng ngại sân hận và oán thù. Có một hình ảnh không khả ái của ai đó đến với mắt của chúng ta. Có một lời nói không vừa ý của người nào đó đến với tai của chúng ta. Lúc đó vì thiếu chánh niệm, nên chúng ta tức giận và bực bội. Thật ra ngay sau đó, hình ảnh cũng như lời nói của người đó đã đi mất rồi. Nhưng chúng ta vẫn giữ lại hình ảnh và lời nói đó trong tâm để rồi tiếp tục giận và giận thêm.

Đức Phật dạy chúng ta Pháp Tâm Quán Niệm Xứ để chúng ta tập ghi nhận tâm. Khi chúng ta ghi nhận tâm không thích, tự nhiên chúng ta sẽ thấy tâm thay đổi và từ đó chướng ngại sân hận sẽ yếu dần.

Tâm luôn luôn phản ứng: THÍCH VÀ KHÔNG THÍCH.
Khi thân đau nhức, nó phản ứng không thích và trở nên bực bội với thân. Khi nghe lời nói không vừa ý, nó phản ứng không thích và tức giận, muốn chửi, muốn đánh người nói ra lời đó. Tâm làm việc theo thứ tự như vậy. Khi TÂM PHẢN ỨNG KHÓ CHỊU VỚI THÂN này hay khi tâm phản ứng giận dữ với một số đối tượng nào đó, phản ứng này sẽ tác động đến thân, thân sẽ căng thẳng và đau nhức hơn. Nếu giận quá, tay chân có thể run rẩy và miệng lập cập.

Trong trường hợp như vậy, Đức Phật dạy chúng ta phải luôn luôn ghi nhận. Khi chúng ta ghi nhận kịp thời lời nói, đó là Pháp Quán Niệm Xứ. Nếu chúng ta ghi nhận không kịp thời thì lời nói sẽ tiến sâu vào tâm chúng ta. Nếu chúng ta lại ghi nhận không kịp thời phản ứng của tâm với lời nói, thì sự không thích và tức giận sẽ tăng dần, sẽ tác động trở lại thân.

Khi giận quá chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu trong tim và ngực. Sự giận này vốn là phản ứng của tâm, trở lại thành phản ứng của thân. Lúc đó chúng ta nên TRỞ LẠI GHI NHẬN sự khó chịu ở thân, rồi lần lần sự khó chịu ở thân sẽ bắt đầu tan, nó tan đi là nhờ sự ghi nhận của chúng ta.

Đó là những phương pháp giúp vượt qua chướng ngại thứ hai là sân hận và oán thù.
 
Câu Chuyện Ngài Bahiya

Sư muốn kể một sự tích lúc Đức Phật còn tại thế để chúng ta thấy được bài học mà Đức Phật dạy cho đệ tử của ngài thế nào là “đối tượng là đối tượng” và “tâm là tâm”.

Trong Tam Tạng có bài kinh tên là Bahiya Sutta về một thanh niên tên là Bahiya. Vì ông chỉ mặc áo làm bằng vỏ cây nên người ta gọi ông là Bahidharuciriya nghĩa là Bahiya mặc áo làm bằng vỏ cây. Vị thanh niên đó sống tại một làng nhỏ cạnh một bãi biển tên là Supparaka. Dân làng thấy Bahiya tánh tình tốt và có đạo hạnh nên thường cúng dường y phục, vật thực, chỗ ở và thuốc men cho ông.

Một ngày nọ Bahiya tự suy nghĩ rằng nếu trong cõi trời và cõi người có một vị A la hán, nghĩa là bậc hoàn toàn thanh tịnh và đáng được cúng dường, thì có phải ta là một người như vậy không? Lúc đó, có một vị chư thiên đã từng là bà con thân quyến của Bahiya thấy được tư tưởng của ông nên sinh lòng bi mẫn và đến nói với ông rằng,

“Nầy Bahiya, nhà ngươi không phải là một vị A la hán và phương pháp mà nhà ngươi đang thực hành cũng không phải là phương pháp của vị A la hán!”

Nghe như thế, Bahiya bắt đầu kinh sợ bèn hỏi vị chư thiên, «Xin ngài cho biết trên thế gian nầy có ai là A la hán hay đang hành đạo của các vị A la hán?”

Vị chư thiên mới bảo rằng, “Có, ở xứ gọi là Savatthi, về hướng bắc, có một vị A la hán và vị đó đang dạy người ta trở thành A la hán.”


Khi nghe như vậy, Bahiya bèn lên đường đi tìm bậc A la hán mà vị chư thiên vừa mách bảo. Ông đi thẳng một mạch qua đêm không nghỉ đến Tịnh xá Kỳ Viên của Trưởng giả Cấp Cô Độc. Khi đến Kỳ Viên, ông đi thẳng vào chùa. Lúc đó, các vị tỳ kheo đang đi kinh hành. Bahiya mới hỏi, “Thưa các ngài, Đức Phật có ngự tại đây không?” Các vị tỳ kheo trả lời rằng Đức Phật vừa đi trì bình ở trong thành Savatthi.

Bahiya đi thẳng vào thành Savatthi và gặp Đức Phật đang đi khất thực. Theo phong tục của người Ấn Độ thời đó, Bahiya đến và quỳ xuống, cúi đầu sát đất đảnh lễ, rồi bạch với Đức Phật, “Bạch Thế Tôn, con nghe nói ngài là một vị A la hán, và dạy con người phương pháp tu hành để thành A la hán.”.

Phật trả lời, “Vâng, Như Lai là một vị A la hán và dạy người đời trở thành A la hán”.

Bahiya mừng rỡ , “Ồ! Bạch Thế Tôn, xin ngài từ bi, dạy con phương pháp để thành vị A la hán.”

Phật nói, “Nầy Bahiya, thời nầy không phải là thời mà Như Lai dạy đạo vì đang đi trì bình khất thực.”

Lần thứ nhì, Bahiya yêu cầu, “Bạch Thế Tôn, biết đâu có những sự hiểm nguy đang chờ đợi Ngài và con. Làm sao con biết chắc được mạng sống của mình. Vậy xin Thế tôn vì lòng bi mẫn, dạy con phương pháp trở thành A la hán.

Đức Phật trả lời, “Nầy Bahiya, không nên. Trong lúc nầy, Như Lai đang đi trì bình khất thực.”

Bahiya lại khẩn khoản lần thứ ba, “Bạch Đức Thế Tôn, đời sống của Thế Tôn cũng như đời sống của con thật là ngắn ngủi, không biết những nguy hiểm sẽ xảy ra lúc nào. Cái chết không biết sẽ xảy ra cho Thế Tôn và con như thế nào.Xin Đức Thế Tôn hoan hỷ dạy để con được lợi ích và an vui lâu dài trong cuộc đời.”

Đức Phật nói, “Vậy Bahiya, hãy nghe lời dạy nầy, khi con thấy, con chỉ nên biết là con đang thấy. Khi con nghe, con chỉ nên biết là con đang nghe. Khi mùi hương, vị nếm, đụng chạm tiếp xúc với con, chỉ nên biết là bây giờ đang có sự tiếp xúc. Và khi hay biết, chỉ nên biết là đang có sự hay biết. Ngoài ra không có cái tôi của con trong đó.”

Rồi Đức Phật tóm tắt, “Nầy Bahiya, nếu sống như vậy, cuộc đời nầy con có, cuộc đời sau con cũng có, và giữa cuộc đời nầy và cuộc đời sau, con cũng có sự an vui. Đó chính là sự an vui của tâm linh vậy.” Nghe xong, Bahiya chứng ngộ quả vị A la hán ngay lúc đó.

Sau khi chấm dứt thời Pháp, Đức Phật liền rời chỗ đó và tiếp tục đi trì bình khất thực trong thành Savatthi. Nhưng trên đường trở về Kỳ viên tịnh xá cùng với các vị Tỳ kheo, Đức Phật thấy Bahiya đã nằm chết bên lề đường. Có một con bò cái tìm cách bảo vệ con nó đã chạy đâm sầm vào người của Bahiya và làm ông chết ngay tại chỗ. Đức Phật bảo các vị Tỳ kheo, “Các con hãy đem cái xác của Bahiya đi thiêu, để trên giường, cho nằm đàng hoàng, rồi khiêng giường đi hỏa táng. Sau khi hỏa táng rồi, các con hãy xây một cái tháp để thờ xương của Bahiya.” Sau khi làm xong nhiệm vụ hỏa táng, các vị Tỳ kheo trở về bạch với Đức Phật, “Bạch Đức Thế Tôn, chúng con đã làm theo lời Ngài dạy, đem hỏa táng cái xác của Bahiya và xây cái tháp để thờ cốt của ông ở một nơi thích nghi.”

Xong các vị Tỳ kheo hỏi, “Bạch Đức Thế Tôn, vậy tương lai và nghiệp báo của Bahiya là như thế nào? Đức Phật trả lời, “Bahiya là bạn đồng tu của các con. Sau khi nghe giáo Pháp của Như Lai dạy rồi, ông đã đắc đạo quả A la hán và trở thành một bậc Ứng Cúng.”

Bài Học Áp Dụng Từ Kinh Bahiya
Đấy là bài học mà ngài Bahiya đã học từ Đức Phật. Chúng ta nên đem nó vào đời sống và thực tập như thế nào? Dựa vào bài kinh nầy, chúng ta nên hiểu thêm một chữ nữa mà Đức Phật đã dạy. Đó là chữ “chấp” và “không chấp”. Chấp là đau khổ. Không chấp là an vui. Thân nầy, còn được gọi là thân ngũ uẩn, chia ra làm năm phần: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Đó chỉ là uẩn, uẩn, và uẩn…. Nhưng chúng ta đâu có nghĩ như vậy. Chúng ta cho thân nầy là của tôi, cảm giác là của tôi, tưởng là của tôi, hành là của tôi, thức là của tôi. Tất cả là của tôi hết. Chỉ có bấy nhiêu đó thôi mà con người đau khổ. Vì vậy Đức Phật dạy chúng ta phương pháp kinh nghiệm qua sự thực hành chứ không phải bằng sự hiểu biết lý thuyết suông.

Vì chúng ta hay sống trong quá khứ và tương lai nên không thấy được thực tại. Đức Phật dạy chúng ta phải sống trong hiện tại và kinh nghiệm hiện tại. Chỉ có hiện tại mới là thật. Và qua kinh nghiệm sống trong hiện tại, chúng ta mới thấy rõ rằng “đối tượng là đối tượng” và “tâm là tâm.” Và khi thấy được như vậy, chúng ta bắt đầu đi ra khỏi sự khổ đau.

Khi ngồi thiền, làm thế nào để chúng ta kinh nghiệm hiện tại? Có hơi thở vào và hơi thở ra. Có gió đi vào gió đi ra. Và có tâm luôn luôn hay biết hơi thở vào và hơi thở ra. Đối tượng nó tới rồi nó đi. Đối tượng là đối tượng. Chúng ta nhìn thấy tâm. Chúng ta cũng lãnh hội một số điều trong lúc tâm theo dõi hơi thở. Khi hơi thở vào, chúng ta nhìn tâm. Chúng ta thấy tâm không mừng, không vui với hơi thở vào và tâm cũng không buồn không lo khi hơi thở đi ra. Một trạng thái tâm không buồn, không lo và cũng không quên đối tượng. Hơi thở vô rồi ra. Tự động nó vô. Khi nó vô, nó đâu có xin phép. Tự động nó ra, nó cũng không xin phép. Như vậy, có một trạng thái gọi là tâm bình thản và quân bình ở trong hơi thở chúng ta. Đó chính là phương pháp chúng ta học để thấy được hơi thở. Nó giúp chúng ta coi tâm có bị phiền não chi phối, có bị thương bị ghét trong hơi thở, hay chúng ta có quên hơi thở hay không. Đó là đặc điểm của Tâm Quán Niệm Xứ.

Đối với các đối tượng khác cũng vậy. Khi mắt thấy, tâm ở đâu? Tâm ở nơi mắt để thấy đối tượng là màu sắc. Màu sắc cứ tiếp tục sinh khởi, tiếp tục sinh khởi… không biết bao nhiêu là màu sắc. Nó tới rối đi, tới rồi đi. Tâm chỉ làm nhiệm vụ là thấy thôi. Màu sắc tới, nó thấy. Màu sắc tới nữa, nó lại thấy. Đức Phật đâu có cấm mình sống trong màu sắc, trong ánh sáng. Đức Phật cũng sống trong màu sắc nhưng ngài sống như thế nào? Ngài sống không dính mắc với màu sắc. Như vậy chúng ta mới hiểu tại sao Đức Phật dạy, “Các vị Tỳ kheo sống quán thân trong thân, quán thọ trong thọ, quán tâm trong tâm, và quán pháp trong pháp.” Tứ niệm xứ là như vậy. Một cái thấy, một cái nghe, đều có bài kinh Tứ niệm xứ ở trong đó.

Thế nào là sự sống ở trong mắt? Có ba chi pháp làm nên sự thấy. Thứ nhất là có đối tượng bên ngoài như màu sắc và hình thể, còn gọi là sắc pháp. Thứ hai là mắt. Mắt thuộc về thân hay thần kinh thân. Để thấy được, mắt chúng ta phải tốt, không bị đui mù. Thứ ba là ánh sáng. Phải có ánh sáng mắt mới thấy cũng như để tai nghe được thì bầu không khí phải không có cái gì cản. Thứ tư là phải có sự chú tâm. Khi hội đủ những điều kiện nầy, tự động sẽ có sự thấy. Đó là quy luật thiên nhiên. Tất cả danh pháp và sắc pháp đều làm việc theo quy luật thiên nhiên nầy.

Như vậy khi mắt thấy, không có tôi trong mắt thấy. Khi có đầy đủ những điều kiện nầy là mắt thấy. Có mắt tốt, có người ngồi đàng trước mà không có ánh sáng, sẽ không có sự thấy. Bây giờ có mắt tốt, có đối tượng phía trước, có ánh sáng mà không có sự chú tâm, cũng sẽ không thấy. Không chú tâm nghĩa là tâm đang nghĩ về quá khứ, về tương lai và không chú ý trong lúc mắt đang thấy. Thiếu một điều kiện là không thấy. Khi có đủ bốn điều kiện nầy thì có sự thấy. Đức Phật gọi đó là “chúng ta đang sống ở trong mắt.” Tóm lại, chỉ một cái quán thôi mà trong đó thân, thọ, tâm, pháp cùng làm việc chung với nhau thành một hệ thống là như vậy. Như vậy trở lại với nội dung chính của bài pháp hôm nay, chúng ta phải biết tâm là tâm, đối tượng là đối tượng. Đối tượng là vật ở ngoài. Tâm là tâm ở bên trong. Khi chúng ta phân tách và thấy rõ như vậy thì chúng ta sẽ được sự an vui. Đây là bài giảng lý thuyết để quý vị hiểu và áp dụng xuyên qua sự thực hành ngày và đêm của chúng ta trong khóa thiền nầy.

(Trích : Kinh Nghiệm Pháp Bảo - TS Kim Triệu).
 
Câu Hỏi 123: Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thực hành như thế nào để làm cho thân khẩu và ý của chúng ta được trong sạch?

Pa Auk Sayadaw trả lời: Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải luôn luôn nhớ tưởng đến Phật-Pháp (Buddha-dhamma), và nhận thấy rõ lợi ích của Phật-Pháp. Việc làm này sẽ giúp chúng ta tịnh hoá dần dần những hành động của thân, khẩu, và ý của chúng ta. Kế đó chúng ta sẽ dùng sự hiểu biết về Phật-Pháp này để thực hành cho đến mức có thể.


Chẳng hạn, chúng ta phải phòng hộ sáu căn— mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm của chúng ta. Phải cẩn thận không để bị các trần cảnh bên ngoài lôi đi. Đức Phật cũng dạy chúng ta thực hành bốn thiền bảo hộ. Chúng ta có thể áp dụng chúng trong pháp hành hàng ngày của chúng ta.

Bốn thiền bảo hộ nói đến thiền tâm từ, niệm tưởng ân đức Phật, quán bất tịnh và niệm tưởng sự chết. Tâm từ được thực hành khi cảm giác sân hận phát sanh và trở nên mạnh mẽ. Tùy niệm Phật được thực hành khi đức tin của chúng ta suy giảm. Quán bất tịnh được thực hành khi tâm tham của chúng ta nổi dậy và trở nên mạnh mẽ. Niệm tưởng sự chết được thực hành khi chúng ta có khuynh hướng lười biếng. Khi niệm tưởng sự chết, sợ hãi sẽ phát sanh và nó nhắc chúng ta nhớ đến cái chết, một điều sớm muộn cũng phải đến với mọi người, do đó chúng ta sẽ cố gắng hành thiền.

Chúng ta phải duy trì việc thực hành này hàng ngày, đó là, chúng ta phải ấn định thời gian ngồi thiền vào buổi sáng và buổi tối cho mình một cách nghiêm ngặt. Lúc đó tâm chúng ta sẽ trở nên càng lúc càng mạnh hơn. Khi tâm càng lúc càng trở nên mạnh hơn như vậy, những hành động của thân, khẩu và ý của chúng ta sẽ trở nên thanh tịnh hơn.

Do đó chúng ta phải tiếp tục thực hành theo cách này để làm trong sạch thân khẩu ý của chúng ta trong đời sống hàng ngày.
 
ĐẦU THAI Ở CÕI VUI

Khi mình có một tâm ác thì chính cái tâm ấy nó tạo ra cái tâm đầu thai cõi khổ.

Khi mình có cái tâm thiện thì nó sẽ tạo ra cái tâm đầu thai cõi vui.

Nhưng cái đầu thai ở cõi vui có có 3 trường hợp:

1) Một là ngày xưa chúng ta làm phước bằng cái tâm thiện có trí tuệ
đi cùng thì bây giờ chúng ta sẽ đi đầu thai bằng cái tâm đầu thai có trí tuệ đi cùng. Cho nên sanh ra làm người có khả năng đắc đạo đắc thiền. Đắc đạo quả thiền định thần thông đó gọi là tâm thiện. Ngày xưa mình làm thiện bằng cái tâm lành có trí đi cùng thì bây giờ sanh ra mình cũng đầu thai bằng tâm có trí đi cùng.

2) Hạng thứ hai là ngày xưa mình làm phước cũng dữ dội lắm nhưng mà có điều là không có trí đi cùng, thì bây giờ sanh ra cũng làm bác sĩ, kỹ sư, nhưng mà đụng tới vấn đề tinh thần tâm linh, coi như là cái chuyện đế vi huyền nhiệm, trên trời trên mây, trừu tượng, thì mình chịu chết. Làm bác sĩ, kỹ sư, kê toán, lý hoá, sử địa, cái gì cũng ra làm rót rót rót, nhưng mà đụng tới cõi tâm linh là nó đơ cái đầu liền, tới chỗ đó là nó thót, nó chạm đến cái trần nhà liền nhé. Đó là hạng thứ hai.

3) Còn hạng thứ ba là cũng do làm các việc lành nhưng đối tượng hạn chế, với cái tâm của mình cũng quá hạn chế. Có nhiều thuyết cho rằng đó là quả dư sót của một tâm thiện lớn. Chỗ này thì cho rằng đó là trường hợp đối tượng, bản thân việc phước, việc công đức mà mình làm nó quá nhỏ. Cái việc mình làm quá nhỏ, cái tâm mình quá nhẹ và đối tượng cũng không ra gì.

Ví dụ : như là mình đứng bên cái bờ cái miệng cống mình thấy có một miếng bánh mì khô nằm ở đó, rồi thấy có một con chuột nó bò ở dưới, mình lấy chân hất xuống, đá xuống cho nó ăn. Tiện cái chân, đúng ra nó không có vì động từ, động lực nào hết, mà là nó tiện cái chân. Thấy miếng bánh mì nằm ở đây, dơ dơ, tiện chân mình đá một cái, sẵn cho nó ăn luôn. Thì con chuột không phải là đối tượng gì ghê gớm, miếng bánh mì dư rớt, chuyện đó cũng không phải là một tặng phẩm ghê gớm, và cái tấm lòng lúc mà mình đá miếng bánh mì cũng không phải là tấm lòng ghê gớm hào sảng đáng quý cao siêu mầu nhiệm gì hết.

Thì ba cái tầm thường đó:

- Đối tượng tầm thường, tâm trạng tầm thường, hành động tầm thường
=> Sẽ cho ra một cái quả không đáng kể.
 
CÁC HẠNG SA MÔN

Các hạng Sa môn ở đây gồm:
Sa môn bất động, Sa môn sen trắng, Sa môn sen hồng và Sa môn của Sa môn.

1. Sa môn bất động tức là Sơ quả Tu đà hoàn (Sotāpatti) là bậc sơ quả dầu xuất gia hay cư sĩ đều không quay lui phàm tâm nên gọi là bất động.

Là bậc Thánh sơ ngộ (dassana) nhìn thấy 4 đế lần đầu theo kiểu thấy khác hẳn với bao kiếp trước đã học với người khác nên gọi là tầng thánh sơ ngộ . Từ phàm lên sơ quả khó hơn từ sơ quả lên Arahan.

Ai cũng nói Arahan là khả kính hết nhưng mà họ không biết một chuyện từ phàm lên sơ quả nói khó muôn trùng.

Bởi vì chính Đức Phật đã dạy rằng: Có lần Ngài ngồi với chư Tăng dưới dãy núi Himalaya Ngài hỏi chư Tăng vậy chứ 7 viên sỏi so với dãy núi này cái nào lớn, cái nào nhiều, cái nào nặng hơn?

Thì chư Tăng mới Bạch Đức Thế Tôn không thể so sánh được bởi vì đó là 1 tỷ lệ quá chênh lệch.

Đức Phật dạy cũng vậy đó, những vấn đề mà vị Tu Đà Hoàn đã giải quyết xong thì nó nhiều như dãy núi Himalaya mấy ngàn cây số (do tuần)

Mà trong khi đó vấn đề mà cái vị còn tồn đọng phải giải quyết nó chỉ là 7 viên sỏi thôi.

Nhỏ như vậy đó, được gọi là bất động sa môn là vì 4 cái dự lưu phần (tin bất động, bất thối nơi tam bảo). Sơ quả có thể chết nhưng không thể phạm giới đã thọ và không thể thay đổi cái nhìn về Tam Bảo

Nhiều người nói tu đà hoàn không phạm ngũ giới nói như vậy thì hẹp lắm.
Tu đà hoàn không phạm cái giới mình đã thọ ví dụ như vị đó thọ 5 giới là cái chắc không có phạm rồi.
Nhưng mà vị đó thọ bát giới là không thể nào vị đó phạm bát giới.
Còn thấy bà Visākhā, có con đàn cháu đống là bả thọ có 5 giới.
Hôm nào mà bả thọ bát Giới là bả sạch như kim cương vậy.
Cho nên phải nói rõ không phạm 5 giới mà là họ không phạm cái giới họ đã thọ.
Dù họ là Sa di, Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Cư sĩ nam hay cư sĩ nữ thì cái giới nào họ đã thọ đối với họ chết dễ hơn việc không giữ được cái giới đó.

Thứ hai dù họ có chết chứ không thể nào họ bỏ niềm tin nơi Tam Bảo. Họ không thể nào thay đổi cách nhìn của mình với Tam Bảo
Còn phàm phu mình lại khác, chỉ cần gặp ông thầy, gặp bạn nào nói dẻo mồm dẻo miệng là mình từ Chúa qua Chùa từ chùa qua chúa trong tích tắc.
Chưa kể một cái qua kiếp sau là thôi rồi, kiếp này đi chùa ngồi thiền Miến Điện, kiếp sau ôm bom tự sát đi theo đạo hồi.
Một năm có một tháng ramadan nhịn đói trào máu, chuyện đó rất là bình thường.

2. Bạch liên sa môn tức là Nhị quả Tư-đà-hàm (Sakadāgāmī) : ám chỉ cho nhị quả, người mà giảm nhẹ dục ái và sân.
Chỉ còn trở lui cõi dục giới 1 lần.
Có nghĩa vị này đang gột rửa từ từ, đã giảm nhẹ dục ái và sân.
Vị này khá hơn vị Tu đà hoàn, có nghĩa chưa dứt hẳn sạch sẽ như A na hàm nhưng vị này so với vị tu đà hoàn thì vị này ngon lành.
Chỉ cần quay lại cõi dục 1 lần thôi. Vị này là Sa môn được ví như sen trắng

3. Hồng liên Sa môn tức là Tam quả A-na-hàm (Anāgāmī) ám chỉ cho bậc tam quả dứt hẳn 5 hạ phần kiết sử không còn trở lại cõi dục.

[ Các hạ phần kiết sử (Orambhagiyasamỵoana) gồm:
Thân kiến (Sakkaya-ditthi)
Hoài nghi (Vicikiccha)
Giới cấm thủ (Silabbata-paramasa)
Dục ái (Kama raga)
Sân (Vyapada) ]

4. Sa môn tinh tuý hay Sa môn của Sa môn tức là Tứ quả A-la-hán (Arahan): ám chỉ bậc La Hán, giống như bên Chúa họ gọi chúa là Vua của các vị vua.
Còn bên Phật thì gọi Đức Phật là vua ẩn sĩ. Trong các hàng của trong vũ trụ này thì trong đó vị La Hán là vị hàng đầu khả kính nhất. Vị này đã dứt hẳn 5 thượng phần kiết sử, vị này không còn nữa.

[ Các thượng phần kiết sử (Uddhambhagiya-samỵoana) gồm:
Sắc ái (Rupa-raga) nơi các cõi Phạm thiên sắc giới.
Vô sắc ái (Arupa-raga) nơi cõi Phạm thiên vô sắc giới.
Ngã mạn (Mana)
Phóng dật (Uddhacca)
Vô minh (Avijja) ]

Nhiều lần và rất nhiều lần Đức Phật nói về Ngài như thế này :"Này các tỳ kheo, giống như bông sen mọc lên từ sình nó không có dính tí màu sắc, mùi vị nào của sình. Nó đã có 1 cái cõi riêng của sen.

Cũng vậy, ta sinh trưởng ở đời nhưng ta không bị nhiễm ô bởi cái thế giới này.
Nó ra sao thì đó là chuyện của nó nhưng Như Lai vẫn là Như Lai "

Và Ngài gọi cái thế giới này là cái chỗ bùn nhơ.

Do đó trong bài Kinh này Ngài gọi các bậc Thánh là những loài sen, chuyện đó không có gì lạ.

Mà không phải chỉ có Thánh mới là sen, mà chúng ta là những người phàm chúng ta cũng có thể là sen được chứ.
Sen trong khả năng, trong điều kiện, trong trình độ cho phép của mình.

Có nghĩa là lẽ ra ở hoàn cảnh đó nếu mình như mọi người là mình hư hơn, đã tệ hơn, mình đã bệ rạc hơn, mình đã lêu lỏng hơn nhưng mà đằng này mình hư hỏng có kiểm soát, lêu lỏng có kiểm soát.

Đại khái như vậy nói chung cũng còn có chỗ để đi lên.
Chứ không phải đợi đến khi làm thánh mới là sen là sai bét. Thánh là sen tuyệt đối còn mình là sen tương đối.

( Sư Giác Nguyên Giảng Giải
Kinh Tăng Chi Số 091 )
 
PHẬT DẠY NGÀI ĀNANDA NÊN TIẾP SỨC CHO CÁC VỊ TÂN SƯ BẰNG CÁCH NHẮC NHỞ HỌ 5 ĐIỀU SAU ĐÂY:

1) Phải Có Giới Hạnh:


- Giới phẩm nào phải giữ tròn giới phẩm đó. Bởi vì khi không có giới thì tâm ray rứt, không tập trung tư tưởng, lòng sẽ không thanh thản.

2) Thu Thúc Lục Căn:

- Toàn bộ đời sống chúng ta chỉ là những phút giây làm việc, hoạt động vận hành của sáu căn. Chúng ta có bất kì là ai đi nữa thì toàn bộ cuộc đời chỉ là những phút giây làm việc của sáu căn bao gồm: Mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý suy tư. Làm chủ sáu căn là làm chủ chính mình và làm chủ tam giới. Người làm chủ sáu căn là hiện tại lạc trú, an lạc hiện tiền, không có ưu tư, lo âu buồn khổ. Hơn nữa, nếu đủ duyên lành có thể chứng thánh. Ngoài ra, thu thúc lục căn có thể ngăn chặn mầm móng sinh tử.

3) Hạn Chế Cái Miệng, Nói Ít Lại:

- Bởi vì khi mà ta nói nhiều quá có nghĩa là cho ra nhiều hơn nhận vào, khi phàm phu nào cũng cần nhận vào nhiều hơn là cho ra. Vì khi ta nói, thì tai ta bị đóng lại. Khi nói quá nhiều thì lỗ tai không còn muốn nghe ai nói nữa. Vì sao phụ nữ kiến thức không sâu rộng bằng đàn ông? Là vì cái miệng xài nhiều quá và lỗ tai của họ bị “bỏ quên” không được sử dụng.

4) Tập Sống Chỗ Quạnh Hiu Thanh Tịnh:

- Các vị nên nhớ dù làm việc khoa học hay nghệ thuật đều cũng cần phải có một không gian rất đỗi riêng tư. Đa phần những công trình, nghiên cứu, phát minh, sáng tạo ..v...v phần lớn được thai nghén phôi dựng đều được khai sinh từ một không gian vắng vẻ, cô quạnh. Vì sao vậy? Vì lúc đó sáu căn của mình mới có thời gian để dồn hết lực làm việc. Còn nếu chúng ta ở một nơi quá nhiều cám dỗ từ các phía mắt, tai, mũi, lưỡi thì rất khó tập trung. Cho nên ở chỗ độc cư là điều kiện để phát triển tâm linh vì khi đó ta không tiêu hao năng lượng cho những chuyện không cần thiết, và nguồn năng lượng đó được dùng cho việc hữu ích mạnh mẽ hơn. Một trong những dấu chỉ của người hùng mạnh là khả năng sống một mình.

5) Trau Dồi Chánh Tri Kiến:

- Trau dồi chánh tri kiến, Chú giải kinh này giải thích rằng chánh tri kiến ở đây gồm có 5:

a. Trí tuệ về lý nhân quả nghiệp báo, thấy rằng mỗi cá nhân đều đi theo nghiệp riêng
b. Trí tuệ có được từ việc tu tập Samatha
c. Trí tuệ có được từ việc tu tập Vipassana, tức Tứ niệm xứ
d. Thánh đạo
e. Thánh quả.
Cả 5 điều này được gọi chung là chánh tri kiến.

Sư Giác Nguyên giảng🙏❤️🙏
 
Cái chết

Luôn luôn nhớ rằng: cái chết không phải là kết thúc, mà nó còn là điểm bắt đầu cho hành trình mới. Hãy nhớ như vậy.

Hành giả phải tâm niệm như thế này: Ta là người có niềm tin nơi Tam bảo, ta có công đức tu tập, mà bây giờ ta phải tiếp tục bám cái thân già, cái thân bệnh này, có nên hay không? Nếu bây giờ ta có ra đi, ta cũng đủ hành trang để có cái mới xài. Cái cũ này bây giờ vừa già, vừa xấu, vừa đau đớn, vừa hôi hám bất tịnh đáng chán rồi. Hành giả phải nghĩ như vậy mới an lòng tu tập, an lòng đối diện với cái chết.

Trong kinh Đức Phật dạy: người Phật tử phải tâm niệm như vầy: Ta đã có làm công đức, ta đã có niềm tin nơi Tam bảo, ta đã có giới, ta đã có bố thí, ta đã có trí tuệ. Nếu bây giờ ta có bỏ thân này ra đi, chỉ là bỏ cái chén bằng đất để đổi lấy cái chén vàng. Đây là cách nói của Ngài dành cho người hạ căn ít phước ít trí.

Còn đối với những bậc thượng căn, Ngài lại nói khác. Ngài dạy rằng: Năm uẩn này có ra sao, khổ hay lạc, thiện hay ác thì cũng đều là vô ngã vô thường. Từng giây phút có mặt đều là đáng chán. Nếu vậy, cái chết có gì để ta sợ, chuyện nằm yên liệt giường liệt chiếu có gì đâu để ta ngán, bởi vì nó cũng là năm uẩn, trước sau cũng bao nhiêu đó.

Do trước đây mình kỳ vọng ở nó nhiều quá nên bây giờ nó bất toại thì mình điên lên chịu không nổi. Mình là một đứa trẻ thơ còn nằm ngửa bú bình, mình còn ham vui quá nên gặp chút xíu bất toại là đứa bé khóc.

Kẻ phàm phu vì quá mê đời không chịu lường trước những bất trắc, bị ‘tiểu đường tâm lý’, thường sống trong cái ngọt, thường suy tưởng chuyện hay ho vui vẻ, cho nên khi gặp cái đắng cay chịu không nổi.
 
VIỆC THỌ DỤNG TIỀN TRONG GIỚI TU SĨ PHẬT GIÁO.

Trong Tương Ưng Kinh, kinh Manicùlam (Châu báu trên đỉnh đầu), Đức Phật có tuyên bố như sau:


Yassa kho gāmaṇi jātarūparajataṃ kappati, pañcapi tassa kāmaguṇā kappanti. Yassa pañcakāmaguṇā kappanti, ekaṃsenetaṃ gāmaṇi dhāreyyāsi: assamaṇadhammo asakkiyaputtiyadhammoti.

“Ðối với ai được dùng vàng bạc, người ấy cũng được phép dùng năm dục công đức. Ðối với ai được phép dùng năm dục công đức, người ấy hoàn toàn thọ trì phi Sa-môn pháp, phi Thích tử pháp.”
(HT Thích Minh Châu dịch)

Hơn nữa, Trong Tạng Luật, Chương Nissaggiya , Đức Phật có đề cập :

“Vị tỳ khưu nào nhận lấy hoặc bảo nhận lấy vàng bạc hoặc ưng thuận (vàng bạc hay tiền) đã được mang đến thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội pācittiya (ưng đối trị). (Điều học nissaggiya pācittiya 18).

Vị tỳ khưu nào tiến hành việc trao đổi bằng vàng( hay tiền) bạc dưới nhiều hình thức thì (vật ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội pācittiya (ưng đối trị).” (Điều học nissaggiya pācittiya 19)

Cũng trong Tạng Luật, Bộ Phân tích giới Tỳ Khưu, Điều học thứ 8 , Điều học thứ 9, chương Nissaggiya (ưng Xả) có giải thích:

“Vàng nghĩa là màu da của bậc Đạo Sư được nói đến.” (Bởi màu da của Thế Tôn có ánh vàng như vàng ròng _ ở đây mang ý nghĩa là những vật được làm từ kim loại quí là vàng _PQ)

“Bạc nghĩa là đồng tiền kahāpaṇa, tiền māsaka bằng đồng, tiền māsaka bằng gỗ, tiền māsaka bằng nhựa cánh kiến, những vật nào dùng trong việc buôn bán.”


Như vậy, theo sự giải thích của Tạng Luật, vàng bạc (jātarūparajata) ở đây ngoài việc ám chỉ đến các vật làm từ kim loại quý là vàng hay bạc...mà nó còn mang ý nghĩa là TIỀN, vật có mệnh giá mà luật pháp bắt buộc phải công nhận là một phương tiện thanh toán (Trong thời buổi hiện đại, nó bao gồm luôn cả ngân phiếu, thẻ tín dụng, thẻ visa ...)

Vì thế, đối với một vị Tỳ khưu được phép thọ dụng vàng bạc hay tiền, theo lời dạy cuả Đức Phật, điều này cũng có nghĩa là người ấy được phép cột buộc với ngũ dục. Với vị Tỳ khưu nào được phép cột buộc với ngũ dục, vị ấy hoàn toàn không có thực hành theo hạnh xuất gia ,viễn ly ,để tầm cầu giải thoát của bậc Sa Môn, (việc thọ dụng vàng bạc hay tiền) không phải là sự thực hành của người tỳ khưu đệ tử Phật Thích Ca.

Hơn thế nữa, Đức Phật còn tuyên bố việc thọ dụng vàng bạc hay tiền chính là một trong những uế nhiễm của bậc xuất gia:

"Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn uế nhiễm này của các Sa-môn, Bà-la-môn, do uế nhiễm này làm ô nhiễm, các Sa-môn, Bà-la-môn không có cháy sáng, không có chói sáng, không có rực sáng. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, một số Sa-môn, Bà-la-môn uống rượu men, uống rượu nấu, không có từ bỏ rượu men, rượu nấu. Này các Tỷ-kheo, đây là uế nhiễm thứ nhất của Sa-môn, Bà-la-môn, do uế nhiễm này làm ô nhiễm, các Sa-môn, Bà-la-môn, không có cháy sáng... không có rực sáng.

Này các Tỷ-kheo, một số Sa-môn, Bà-la-môn, hưởng thọ dâm dục, không từ bỏ dâm dục. Này các Tỷ-kheo, đây là uế nhiễm thứ hai... không có rực sáng.

Này các Tỷ-kheo, một số Sa-môn, Bà-la-môn chấp nhận vàng và bạc, không từ bỏ nhận lấy vàng và bạc. Này các Tỷ-kheo, đây là uế nhiễm thứ ba... không có rực sáng.

Này các Tỷ-kheo, một số Sa-môn, Bà-la-môn sinh sống với tà mạng, không từ bỏ tà mạng. Này các Tỷ-kheo, đây là uế nhiễm thứ tư của các Sa-môn, Bà-la-môn, do uế nhiễm này làm ô nhiễm, các Sa-môn, Bà-la-môn không có cháy sáng, không có chói sáng, không có rực sáng.

Này các Tỷ-kheo, có bốn uế nhiễm này của các Sa-môn, Bà-la-môn, do những uế nhiễm này làm ô nhiễm, nên các Sa-môn, Bà-la-môn không có cháy sáng, không có chói sáng, không có rực sáng.”


Riêng đối với Sadi hay tu nữ, một khi đã thọ trì mười giới, vị ấy không thể thọ dụng vàng bạc hay tiền , bằng không vị ấy tự phá vỡ giới thứ 10 (Jātarūparajatapatiggahan veramanī-sikkhāpadam samādiyām)



VỊ TĂNG ỨNG XỬ NHƯ THẾ NÀO KHI CÓ NGƯỜI MANG TIỀN ĐẾN DÂNG CÚNG THAY CHO TỨ VẬT DỤNG ?

Trong Tạng Luật, Bộ Phân Tích giới Tỳ Khưu I, Chương Nissaggiya, Đức Phật có dạy vị tỳ khưu phải từ chối thọ nhận tiền khi có người đem đến dâng cúng


“Trường hợp đức vua, hoặc quan triều đình, hoặc bà-la-môn, hoặc gia chủ phái sứ giả đem số tiền mua y dành riêng cho vị tỳ khưu (nói rằng): ‘Hãy mua y với số tiền mua y này rồi hãy dâng đến vị tỳ khưu tên (như vầy).’

Nếu người sứ giả ấy đi đến gặp vị tỳ khưu ấy và nói như vầy: ‘Thưa ngài, số tiền mua y này được dành riêng cho đại đức đã được mang lại. Xin đại đức hãy nhận lãnh tiền mua y.’ Người sứ giả ấy nên được vị tỳ khưu ấy nói như vầy:

‘Này đạo hữu, chúng tôi không nhận lãnh tiền mua y và chúng tôi chỉ nhận lãnh y đúng phép vào lúc hợp thời.’ ”


SỰ TÁC BẠCH DÂNG CÚNG TỨ VẬT DỤNG HỢP LUẬT THÔNG QUA NGƯỜI HỘ TĂNG (KAPPIYA)


Sự tác bạch dâng cúng tứ vật dụng một cách hợp luật thông qua người hộ tăng ( Kappiya) cũng được Đức Phật dạy cho các vị tỳ khưu trong Tạng Luật, Bộ Phân Tích giới Tỳ Khưu I, Chương Nissaggiya như sau:


“Nếu người sứ giả ấy nói với vị tỳ khưu ấy như vầy: ‘Vậy có ai là người phục vụ cho đại đức không?’ Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có sự cần dùng y nên chỉ ra người phục vụ là người phụ việc chùa hoặc là nam cư sĩ: ‘Này đạo hữu, đây chính là người phục vụ cho các tỳ khưu.’ Nếu người sứ giả ấy sau khi đã dặn dò người phục vụ ấy (về việc dùng số tiền để sắp xếp phần y cần thiết để dâng cho vị tỳ khưu _ PQ) rồi đã đi đến gặp vị tỳ khưu ấy nói như vầy: ‘Thưa ngài, người phục vụ mà đại đức đã chỉ ra đã được tôi dặn dò. Đại đức hãy đi đến lúc đúng thời, người ấy sẽ dâng y cho ngài.’ "


Thật sự, Đức Phật như một người cha toàn tâm toàn lực chăm sóc các con của mình từ những điều nhỏ nhặt nhất để chúng có thể ngăn ngừa và tránh khỏi mọi điều rủi ro ,tai hại , để chúng có được sự an vui. Cũng vậy , các giới được Ngài chế định, ngăn ngừa , nhằm giúp cho những đứa con tỳ khưu của mình tránh khỏi những cám dỗ , những ràng buộc của dục lạc vốn chỉ mang đến đau khổ và luân hồi. Việc còn lại vẫn tuỳ vào ý thức của những người con, nếu chúng có niềm tin và thật sự tôn kính lời dạy của cha , chúng sẽ vâng giữ và thực hành theo để đạt được các thành quả lợi ích mà người cha kỳ vọng.

Cũng vậy, một vị tỳ khưu vì niềm tin đối giáo Pháp của Đức Phật sẽ tìm mọi cách để gìn giữ và thực hành lời dạy về giới của Ngài thay vì cuối đầu đổ lỗi cho hoàn cảnh. Do thực hành đầy đủ giới, đưa đến thành quả thanh tịnh tâm , do tâm được thanh tịnh, trí tuệ giải thoát Niết Bàn mới có thể khởi sanh nơi vị ấy . Đây mới chính là tài sản vĩnh cửu mà Đức Phật muốn để lại cho những đứa con của mình thay vì mớ “vàng bạc” kia.

Hơn nữa, việc gìn giữ và thực hành đầy đủ các học giới từ Đức Phật cũng là tiêu chí để xác định, ai mới là đứa con tỳ khưu thật sự của Ngài ,ai mới là người có thể hưởng được Thánh sản vô giá từ Ngài :

“Này các tỳ khưu, giống như biển cả có bản chất ổn định, không tràn qua khỏi bờ, này các tỳ khưu, tương tợ như thế điều học nào đã được ta quy định cho các đệ tử, các đệ tử của ta không vượt qua điều học ấy dù là nguyên nhân mạng sống" ((Tạng Luật (Vinaya Piṭaka) – Tiểu Phẩm (Cullavagga) - Chương Đình Chỉ Giới Bổn Pātimokkha)

Vì vậy, Cầu mong cho những ai đang ngày đêm nhiệt tâm thực hành Chánh Pháp sẽ luôn chói sáng giữa thế gian này trong sự mỉm cười của Đức Phật.

Pháp Quang.
 
ĐỊNH ĐỐI VỚI TẤT CẢ CÁC TUỆ GIÁC NGỘ.

Trong ‘Kinh Kītāgiri’ thuộc ‘Trung Bộ Kinh’, Đức Phật có phân loại về bảy hạng Thánh Nhân như sau :

1* Hạng Tùy tín hành (Saddhānusnusāri) :
“Ở đây, này chư Tỳ kheo, có người tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vô sắc (santā vimokkhā ārupā) vượt khỏi các sắc; sau khi thấy với trí tuệ các lậu hoặc của vị ấy chưa được đoạn trừ. Nhưng vị ấy có niềm tin với Như Lai, có lòng thương kính đối với Như Lai. Hơn nữa, vị ấy còn có những pháp như tín căn, tấn căn, niệm căn, “định căn” và tuệ căn. Người này, này chư Tỳ kheo, được gọi là một vị Tùy tín hành.”

2 *Hạng Tín giải thoát (Saddhāvimutto): “Ở đây (trong Giáo Pháp này), có người tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vô sắc vượt qua các sắc; nhưng sau khi thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị ấy đã được đoạn trừ và niềm tin nơi Như Lai đã được xác định, được an trú trên nền tảng vững chắc. Người này, này chư Tỳ kheo, được gọi là hạng người Tín giải thoát.”

3 *Hạng Thân chứng (Kāyasakkhi) : “Và, này chư Tỳ kheo, thế nào là hạng người Thân chứng? Ở đây, này chư Tỳ kheo, có người tự Thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vô sắc vượt qua các sắc, và sau khi thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị ấy đã được đoạn trừ. Người này, này chư Tỳ kheo, được gọi là hạng người Thân chứng.”

4 *Hạng Câu phần giải thoát (Ubhatobhāgavimutta): “Thế nào, này các Tỳ kheo, là hạng Câu phần giải thoát? Ở đây, này các Tỳ kheo, có người tự thân đã đạt đến các giải thoát tịch tịnh vô sắc, vượt khỏi các sắc, sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị ấy đã diệt tận. Người này, này các Tỳ kheo, được gọi là bậc Câu phần giải thoát”.

5 *Hạng Tùy pháp hành(Dhammānusāri): “Ở đây, này các Tỳ kheo, có người tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vô sắc, vượt khỏi các sắc; sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị ấy cũng chưa hoàn toàn đoạn trừ. Nhưng những lời dạy mà Như Lai (Tathāgata) tuyên thuyết đã được vị ấy chấp nhận thuần do tư duy, và vị ấy có được những pháp này – tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn. Người này, này các Tỳ kheo, được gọi là bậc Tùy pháp hành.”

6 *Hạng Kiến đáo (Ditthappatta): “Và này các Tỳ kheo, thế nào là hạng Kiến đáo? Ở đây, này các Tỳ kheo, có người tự thân không chứng đắc tịch tịnh giải thoát vô sắc, vượt qua các sắc, nhưng sau khi thấy với tuệ, một số lậu hoặc của vị ấy đã được diệt tận và những pháp do Như Lai tuyên thuyết đã được vị ấy thấy và xác chứng với trí tuệ. Người này, này các Tỳ kheo, gọi là bậc Kiến đáo”

7 *Tuệ giải thoát (Paññāvimutta): “Thế nào, này các Tỳ kheo, là hạng Tuệ giải thoát? Ở đây, này các Tỳ kheo, có người tự thân không chứng các tịch tịnh vô sắc, vượt qua các sắc, song, sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị ấy đã được diệt tận. Hạng người này, này các Tỳ kheo, được gọi là hạng Tuệ giải thoát.”

Đối với tuệ giác ngộ, Bộ Nhân Chế Định phân bảy hạng Thánh được phân làm ba :


Hạng đầu, gồm các vị Tùy tín hành (saddhānusāri) và Tùy pháp hành (dhammānusāri), nói chung những vị đang trên Nhập Lưu Thánh đạo.

Hạng thứ hai gồm vị Tín giải thoát (saddhāvimutta), vị Thân chứng (kāyāsakkhi) và vị Kiến đáo (ditthippatta), tức là những vị ở sáu giai đoạn trung gian, từ Nhập Lưu Thánh quả đến Alahán Thánh đạo.

Hạng thứ ba bao gồm vị Câu phần giải thoát (ubhatobhāvimutta) và vị Tuệ giải thoát (paññāvimutta), chỉ gồm các vị Alahán.
Tuy nhiên, đối với định, bảy hạng Thánh này được phân làm hai:

1 . Hạng “tự thân đã đạt đến các giải thoát tịch tịnh vô sắc, vượt khỏi các sắc” :
Hạng Thân chứng (Kāyasakkhi), Hạng Câu phần giải thoát (Ubhatobhāgavimutta).

2 Hạng “không tự thân đã đạt đến các giải thoát tịch tịnh vô sắc, vượt khỏi các sắc” gồm năm hạng còn lại : Tùy tín hành (Saddhānusnusāri) ;Tín giải thoát (Saddhāvimutto); Tùy pháp hành(Dhammānusāri); Kiến đáo (Ditthappatta); Tuệ giải thoát (Paññāvimutta).

Trong khi sự giải thích theo tinh thần Kinh tạng đề cập rành mạch đến sự thiếu các “tịch tịnh giải thoát vô sắc”, tức là không có bốn thiền vô sắc, thì bộ Nhân chế định thuộc Tạng Vi Diệu Pháp lại thay thế bằng “tám giải thoát” (atthavimokkhā). Tám giải thoát này bao gồm “ba” thiền chứng thuộc bốn thiền sắc giới, bốn thiền vô sắc và Diệt Tận Định.

Như vậy, dẫu theo cách giải thích thuộc Kinh hay Bộ Nhân Chế Định, thì hạng Thánh Nhân được xem là “không tự thân đã đạt đến các giải thoát tịch tịnh vô sắc” vẫn có thể hiểu theo hai cách :

1/ Vị ấy chỉ đắc chứng một trong bốn bậc thiền sắc giới,
bởi đối với hạng Tùy tín hành và hạng Tùy pháp hành vốn “không tự thân đã đạt đến các giải thoát tịch tịnh vô sắc”, nhưng Đức Phật lại liên hệ rõ ràng đến định căn (“Hơn nữa, vị ấy còn có những pháp như tín căn, tấn căn, niệm căn, “định căn” và tuệ căn”).
Đối với định căn, trong Tương Ưng Bộ.V. 197 . Kinh Phân Tích, Đức Phật giải thích như sau:
“Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được “nhứt tâm”. Vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ... an trú Thiền thứ hai... an trú Thiền thứ ba... từ bỏ lạc, từ bỏ khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.”
Lại nữa, Trong Tăng Chi Bộ Kinh.VI. Vườn Phía Ðông (S.v, 222) , Đức Phật giảng như sau:
“Thánh trí tuệ và Thánh giải thoát. Cái gì trong vị ấy, này các Tỷ-kheo, là Thánh trí tuệ, cái ấy là tuệ căn. Cái gì trong vị ấy, này các Tỷ-kheo, là Thánh giải thoát, cái ấy là định căn.”

2/Vị ấy là chỉ là một vị thuần quán thừa hành giả (suddhavipassanāyānikka).

Với vị thuần quán hành giả, thì yếu tố định vẫn phải có mặt nơi vị ấy. Định ấy chính là sát-na định .Sự việc này được minh chứng trong Kinh Susīma thuộc Tương Ưng Bộ, kèm theo các bản chú giải của nó.

Trong bài Kinh này, vị Tỳ kheo Susīma cảm thấy bối rối về điều một nhóm Tỳ kheo tuyên bố đã đạt đến Alahán Quả nhưng lại phủ nhận việc có các năng lực thần thông hoặc các giải thoát tịch tịnh thuộc vô sắc giới. Trước câu hỏi làm thế nào họ lại có thể trở thành các bậc Alahán mà không có các chứng đắc này, họ trả lời: “chúng tôi được giải thoát bằng trí tuệ” (“chúng tôi” là các bậc Tuệ giải thoát – paññāvimutt kho mayam). Lúng túng trước câu trả lời này, Susīma đi đến gặp đức Phật để được sáng tỏ. Đức Phật tuyên bố:
"Này Susīma, Pháp Trú Trí phải đến trước rồi sau đó đạo tuệ mới đến lấy Niết-bàn làm đối tượng vậy."
Thực sự mà nói, trong văn Kinh không gán việc thiếu thiền định cho nhóm các vị Tỳ kheo giải thoát bằng tuệ này. Kinh chỉ đề cập đến sự vắng mặt của ngũ thông (abhiññā) và các thiền vô sắc (rūpa). Tuy nhiên các nguồn diễn giải sau này về bài Kinh đã lấp vào chỗ trống, cho thấy rằng các vị Alahán này đã đạt đến cứu cánh mà không có thiền hiệp thế thuộc mức an chỉ. Chú giải diễn đạt rõ lại câu trả lời của vị Tỳ kheo “chúng tôi được giải thoát bằng tuệ” để làm sáng tỏ sự kiện họ là các thiền giả thuần quán hay khô quán.
Chú giải giải thích trí hiểu biết về cấu trúc của các pháp (hữu vi) chính là pháp trú trí (dhammatthiti ñāṇa), còn trí về Niết bàn (Nibbāne ñāṇa) là đạo trí. Chú giải nói rằng sở dĩ Đức Phật phải đưa ra những lời giải thích dài dòng về tuệ quán “vì mục đích muốn chỉ cho thấy sự khởi sanh của trí ngay cả khi không có định (Vinā pi samādhim evam ñānuppattidassanattham)”.
Trong khi đó, Phụ chú giải lại làm cho mục đích của bài Kinh trở nên rõ ràng hơn bằng cách giải thích đoạn “ngay cả khi không có định” của chú giải có nghĩa là “ngay cả khi định đạt đến đặc tính của tịnh chỉ đã không được hoàn tất trước đó , điều này được nói liên quan đến vị hành giả theo cỗ xe thuần quán (Samatha lakkhanappattam purimasiddham vinā pi samādhinti vipassanā yānikam sandhāya vuttam)”

“Định đạt đến đặc tính của tịnh chỉ đã không được hoàn tất trước đó” chính là ý nghĩa của sát-na định . Bởi để có thể có được Pháp trú trí đòi hỏi hành giả phải có được năng lực nhất tâm trên tính chất vô thường , khổ và vô ngã của các pháp hữu vi tức các hành (saṅkhāra dhamma) : Danh –sắc và các nhân của chúng. Đây là lý do vì sao Pháp Trú Trí đến trước, rồi Đạo Trí lấy Niết-bàn làm đối tượng đến sau.

Bộ Thanh Tịnh Đạo khẳng định rằng : “Không thể có định siêu thế và tuệ siêu thế mà trước đó không có định và tuệ hiệp thế; vì (nếu) không có cận định và an chỉ định nơi một vị mà cỗ xe của họ là tịnh chỉ, hoặc không có sát na định nơi một vị mà cỗ xe của họ là minh quán, và không có Tam giải thoát môn …, đạo lộ siêu thế, trong cả hai trường hợp, chẳng thể nào được đạt đến."
Lại nữa,“Nahi khanikasamādhim vinā vipassanā sambhavati.” Vism. T. 1:11 ( không có tuệ quán nào xảy ra mà không có sát-na định)( Vism., T. 1:15)(Để hiểu chính sát về sát-na định,xin tham khảo “Sát-na định trong Page Chánh Pháp và Sự Thật”).
Như vậy, trong tất cả bảy hạng Thánh Nhân mà Đức Phật đề cập và phân loại, không thể có một vị nào không có định mà có thể chứng đắc Đạo , Qủa dù vị ấy có là một vị thuần quán thừa hành giả .Hơn nữa Đạo Trí và Quả Trí đều có định tương ứng với các bậc thiền.

Thật vậy, trong Kinh Điển, chúng ta thấy Đức Phật hết lòng tán thán sự tu tập định, Ngài thậm chí không ngần ngại khi "thẳng tay" liệt bốn bậc thiền sắc giới vào hàng Chánh Định. Mỗi khi nói về định tu tập, nói về định căn, nói về Chánh Định..vv thì Đức Phật mãi lặp đi lặp lại, đó là sơ thiền,.. nhị thiền,.. tam thiền,.. tứ thiền! Về sau các chú giải mới giải thích mở rộng ra về cận định, và sát-na định.

Vì sao ? Bởi vì tất cả những vị tỳ kheo thời của Ngài, những bậc Tam Nhân, có đủ ba la mật, có đủ khả năng chứng đắc Thánh Qủa đều chắn chắn đắc được bậc thiền một cách dễ dàng. Hơn nữa, trước khi Đức Phật xuất hiện trên thế gian, tu tập định đã là truyền thống phạm hạnh lâu đời của phần lớn các tu sĩ, các bà la môn giáo thời xa xưa. Cho đến khi Giáo Pháp của Đức Phật xuất hiện trên thế gian , chuẩn mực của pháp hành thiền tuệ (minh sát) vẫn khai triển dựa trên nền tảng của định tâm hay tâm thanh tịnh. Sống trong môi trường ít dục lạc, cùng với truyền thống tu định, thế nên, việc có được tâm thanh tịnh (định) đối với những vị ấy là chuyện bình thường. Hơn nữa, với các tiềm năng ba la mật cao, việc thực hành một thoáng minh sát sau khi lắng nghe một thời pháp đã khiến họ đã giác ngộ tức thời.

Còn những hàng học Phật chúng ta thời nay, hoàn toàn khác xa về môi trường, truyền thống, cũng như các tiềm năng ba la mật. Nhưng khi nói đến pháp hành để giác ngộ, phần lớn các thiền giả lại đi mặc cả về định với phương châm , không nhất thiết phải tu tâm (tu định) mà vẫn có hành minh sát để có được tuệ giác ngộ?? Họ đưa ra những ví dụ về những vị chứng đắc Đạo Qủa chỉ qua việc nghe một thời pháp hay chỉ qua việc "thuần minh sát" của những vị thuần quán hành giả thời Đức Phật.
Sự việc này được ví như giống trường hợp sau: Một người con nhà giàu, có đầy đủ tài sản và những thứ cần thiết , họ không muốn bỏ tiền ra để tiêu cho những thứ khác .Điều này hoàn toàn khác với những người nghèo khó, không có tài sản , họ không có tiền để tiêu cho thứ mình cần. Để làm được vậy, họ phải bỏ công sức làm việc vất vả để có được tiền, để tiêu cho những nhu cầu thiết yếu của bản thân.

Cũng vậy, những Bậc Đệ Tử Thuần Quán thời Đức Phật, chính là những người giàu có ba la mật, giàu có minh và hạnh, họ thừa sức đắc các bậc thiền, nhưng vì tâm họ đã hoàn toàn thanh tịnh khỏi các triền cái khi nghe pháp từ Đức Phật hoặc khi họ hướng tâm trong sạch ấy đến tuệ quán các pháp hữu vị, họ thấy rõ ràng sự sanh diệt của chúng đúng nghĩa, thấy các đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của danh-sắc cùng các nhân . Nhờ đó mà họ chứng đắc Đạo Qủa mà không thiết tha đến việc tu tập bậc thiền.

Thiền Định trong thời Đức Phật được hiểu một cách rất đơn giản, vì nó chỉ là một phương pháp tu tập để có được tâm thanh tịnh ! Đó là lí do khi Đức Phật liên hệ đế phần định học trong ba học tập (Tam Học), thực chất đó chỉ là sự tu tập tăng thượng tâm (Adhicitta-sikkhā) mà thôi!

“Có ba, này các Tỳ-Khưu, là những học tập này(Tisso imā bhikkhave sikkhā).

Thế nào là ba? (Katamā tisso)


1) Tăng thượng giới học (Adhisīla-sikkhā),
2) Tăng thượng Tâm học (Adhicitta-sikkhā) (Đây chính là định học)
3) Tăng thượng tuệ học(Adhipaññā-sikkhā).

Thế nào là tăng thượng “Tâm” học tập?


Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu ly dục, ly pháp bất thiện chứng và trú sơ thiền ..nhị thiền..tam thiền…tứ thiền..”
(A.III.II.iv.9 ‘Kinh Học Tập thứ nhất’
(Paṭhama∙Sikkhattaya∙Suttaṃ))
Thật quá rõ ràng , chúng ta cần phải hiểu khi Đức Phật giảng về sự tu tập “tâm”, tức Ngài đang nói về sự tu tập định (samatha).
“Chỉ tịnh được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tâm được tu tập . Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận. Quán được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận. Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, tâm không thể giải thoát. Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập. Do vậy, do ly tham, là tâm giải thoát. Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.” ( Phẩm Người Ngu (A II.III.x)
Như vậy, theo lời Đức Phật , chỉ với tâm được tu tập làm cho thanh tịnh, hành giả mới có thể tiến hành tuệ quán và có thể chứng đắc Đạo Qủa. Đó là lí do Thanh Tịnh Đạo liệt sát-na định, cận định cùng với một trong tám thiền chứng là giai đoạn Tâm Thanh Tịnh.

Bản thân Bồ Tát trước khi thành Chánh Giác cũng phải nương theo định bậc thiền của Niệm Hơi Thở để làm nền tảng cho việc minh sát trên các hành và đắc được Trí Toàn Giác . Thế nhưng, trong thời nay, phần lớn những người tự xem là hành giả minh sát lại chỉ đang hướng về tuệ trong khi bản thân mình hoàn toàn không có được tâm thanh tịnh ?không thể loại trừ được năm triền cái một cách triệt để? Đây là điều vô cùng vô lý !Bởi nếu một người được xem là đã loại trừ tham ưu( năm triền cái) ở thế gian thì chắc chắn vị ấy phải có được ánh sáng trí tuệ (paññ∙āloko) . Và cũng chỉ với ánh sáng đó, hành giả mới như thật rõ biết các pháp( hữu vi) hay danh (81 loại tâm + 52 loại tâm sở) và sắc (18 loại sắc cụ thể), hay năm uẩn, hay mười hai xứ..cùng với các nhân của chúng ! Bằng không vị ấy không thể tiến hành tuệ quán đúng nghĩa. Tâm không thanh tịnh thì việc hành minh sát để có tuệ giải thoát chỉ là những phương pháp tự kỷ ám thị mà thôi. Nó không thuộc phạm vi lời dạy của Đức Phật!
“Ðây là Giới, đây là Ðịnh, đây là Tuệ. Ðịnh cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Ðịnh sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu , hữu lậu (tri kiến lậu) , vô minh lậu .”( Kinh Ðại Niết-Bàn (D 16))

Pháp Quang.
 
Top