Loạn kiêu binh năm 1782

Buổi ấy, nhà Lê dấy lên từ Thanh Hóa, trong lúc này nhà Mạc hãy còn làm chủ miền Bắc, kể từ trấn Sơn Nam trở ra. Nhà Lê muốn khôi phục, tất nhiên phải tuyển lính ở ba phủ là Hà Trung, Thiệu Hóa và Tĩnh Gia thuộc hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.Sau này, nhà Lê đuổi được nhà Mạc ra khỏi Thăng Long, thì quân ở ba phủ trên (tục gọi là lính tam phủ) được coi là thân binh hay ưu binh, nhất binh; và được vua chúa tin dùng làm quân túc vệ bởi họ đã đóng góp nhiều công lao trong chiến đấu. Chính vì có công lớn, lại được vua chúa nuông chiều, nên họ sinh ra thói kiêu căng, xem thường luật vua phép nước. Cho nên dân chúng thời bấy giờ gọi họ là kiêu binh.
Năm Nhâm Dần (1782) Trịnh Sâm mất, Đặng Thị HuệHoàng Đình Bảo (Quận Huy) lập Trịnh Cán lên làm chúa. Con trưởng Trịnh Sâm là Trịnh Khải mưu với quân tam phủ để tranh ngôi chúa. Bấy giờ có tên biện lại thuộc đội Tiệp bảo tên là Nguyễn Bằng[3], người Nghệ An, đứng lên làm đầu, vào phủ chúa đánh ba hồi trống làm hiệu, quân ưu binh kéo đến vây phủ, vào giết Hoàng Đình Bảo, bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ, lập Trịnh Khải lên làm chúa.Trịnh Khải phong quan tước cho Nguyễn Bằng và trọng thưởng cho quân tam phủ. Từ đó quân ấy một ngày một kiêu, cứ đi cướp phá các nhà, không ai kiềm chế được...

 
Nguyễn Khản đã âm mưu giết hại, chia rẽ lính Tam Phủ để làm cho chúng suy yếu. Biết được âm mưu này, lính Tam Phủ đến phủ chúa, ép Trịnh Khải phải giao nộp những kẻ chủ mưu cho chúng xử tội. Nguyễn Khản hoảng sợ chạy trốn lên Sơn Tây, lính Tam Phủ kéo đến phá đổ tan tành dinh thự của ông ta. Quốc cữu Dương Khuông vì là cậu ruột của chúa nên Trịnh Khải phải năn nỉ mãi binh lính mới tha cho và phải chấp nhận đưa ra nhân vật thế mạng là Chiêm Võ hầu Nguyễn Chiêm để chúng xử tử.


Nguyễn Khản chạy thoát lên Sơn Tây nương náu ở nhà em ruột là Nguyễn Điều đang giữ chức Trấn thủ xứ này. Nghe lời bày mưu của ông em, Nguyễn Khản gửi mật thư đi các tỉnh kêu gọi các quan chức, tướng lĩnh đem binh lính địa phương về kinh đô tiễu trừ kiêu binh, đồng thời bí mật cho người đón chúa Trịnh trốn ra khỏi Thăng Long trước khi xảy ra giao chiến. Lính Tam Phủ biết được âm mưu này, chúng lập tức khống chế chúa Trịnh làm con tin. Tướng lĩnh ở các địa phương phải rút quân trở về.
 
Sau sự kiện đưa Trịnh Khải lên ngôi chúa, lính Tam Phủ càng kiêu căng, hống hách và nhũng nhiễu vô độ. Chúng ép buộc nhà chúa phải ưu đãi cho chúng nhiều việc như để cho chúng tự do thu thuế chợ, thuế đò, thầu ao đầm quanh khu vực Thăng Long…
Cậy có công phò chúa, rồi phò vua lên ngôi, lính Tam Phủ thực coi thiên hạ không ra gì, tha hồ tác oai tác quái trong dân gian.
Nay chúng đòi ông này xuống, mai chúng kiêu ông kia lên.
 
Hồi ấy vua chúa còn biết và có kế sách để trị bọn kiêu binh. Ngày nay kiêu binh đầu tiêu chính lại là "vua chúa", nhất là sau khi giải phóng miền Nam. Chúng tán tụng nhau,nịnh bợ ton hót nhau, chúng hoan hỉ hưởng thụ, ngủ quên trên nỗi đau của nhân dân 2 miền Nam-Bắc. Vậy còn ai dẹp bọn kiêu binh lộng hành nữa.
 
hiện đang có nạn kiêu binh hưng yên đó thây
 
Top