Luận Tam Quốc – Truyện và Sử

Thật ra tao rất hứng thú với Lịch sử trung quốc. Có thể do văn hóa VN và TQ khá tương đồng nên dễ thấm hơn chăng. Lâu lâu xin chém một ít về Tam Quốc

Tam quốc là một giai đoạn ngắn ngủi chỉ rơi vào khoảng 60 năm(220-280) – nhưng lại vô cùng nhiều biến động của Lịch sử Trung Quốc. Đây là cầu nối của giai đoạn Lưỡng Hán phồn thịnh tới giai đoạn Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều nhiễu nhương loạn lạc. Việc nó nổi tiếng và nhiều người biết tới là do nó được viết thành cuốn dã sử chương hồi “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung – một trong tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc. Do cuốn sách này quá nổi tiếng nên thậm chí người đọc – qua cuốn sách này – còn biết và thích lịch sử Trung Quốc nhiều hơn cả Lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên do là truyện dã sử - ba thực bảy hư – nên có quá nhiều chi tiết hư cấu. Đồng thời do sử liệu về giai đoạn này – Tam Quốc Chí của Trần Thọ - tiếp thu văn phong ngắn gọn giản lược đương thời nên khá sơ sài, gây nhiều khó hiểu cho người đọc. Hôm nay tao mạn phép chém cùng anh em về giai đoạn này. Thằng nào biết về Tam Quốc cùng chém cho vui.

View attachment 271847
Bản đồ TQ thời Đông Hán

Bối cảnh lịch sử thời Đông Hán
Sự thành lập nhà Đông Hán
Trung Quốc có một lịch sử rất rất lâu đời, gần 4000 năm TCN đã thành phát sinh nền văn lúa nước ở Hoàng Hà. Cách nay gần 4000 năm đã có một triều đại lịch sử đầu tiên - được chứng minh bằng sử liệu và cổ vật được khai quật - thống nhất các bộ lạc miền Trung Hạ du Hoàng Hà – Nhà Thương. Nhà Tây Chu thay nhà Thương và Sau đó là giai đoạn Phân liệt của nhà Đông Chu

Trải qua giai đoạn Xuân Thu – Chiến Quốc, lịch sử TQ tiến từ giai đoạn phong kiến sang chế độ Quân chủ tập quyền. Đây là giai đoạn đầy biến động của Trung Quốc với vài đặc điểm thú vị:
  • Dân số tăng nhanh – từ vài triệu người lên tới xấp xỉ 20 triệu người thời Chiến Quốc
  • Kinh tế trở nên phồn thịnh – việc sử dụng các khí cụ bằng kim loại (Đồng, sắt) tạo ra sự tiến bộ vượt bậc về nông nghiệp. Nhiều vùng đất được khai phá
  • Thương mại phát triển: Trên lưu vực Hoàng Hà – Vị Hà xuất hiện nhiều trung tâm thương mại lớn. Giao thương giữa các tiểu quốc phát triển nhanh chóng tạo ra các thành thị giàu có (Lâm Tri, Hàm Đan, Đại Lương, Lạc Dương, Hàm Dương)
  • Các cuộc chiến tranh cũng trở nên khốc liệt hơn, cá lớn nuốt cá bé. Các nước nhỏ bị sáp nhập, từ hàng ngàn nước chư hầu thời Đông Chu, còn 400 nước thời Xuân Thu và cuối cùng chỉ còn 7 nước lớn thời Chiến Quốc (Tần, Tề, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn, Yên)
Trong số 7 nước còn lại thời Chiến Quốc, Tề giàu có nhờ nguồn lợi buôn bán và muối. Lâm Tri có tới 7 vạn hộ, hơn 20 vạn dân, nhưng sau thời Tề Uy Vương nước Tề suy yếu. Sở rộng và đông dân nhất nhờ ở riêng một cõi lại có thể sáp nhập nhiều nước nhỏ xung quanh (Trần, Thái, Lỗ, Ngô, Việt,…) nhưng Sở không có vua giỏi lần lần bị Tần lấn phải 3 lần dời đô. 3 nước Triệu – Ngụy – Hàn tách ra từ Tấn – nước mạnh nhất thời Xuân Thu nên không còn khả năng khống chế Trung Nguyên. Nước Yên nhỏ bé, thưa thớt ở miền bắc. Chỉ có Tần là mạnh nhất – nhờ cải cách của Thương Ưởng – mà dân cư đông đúc, giàu có, quân đội hùng mạnh. Tần diệt Ba Thục, rồi chiếm Kinh Tương của Sở, Tây Hà của Ngụy, rồi như tằm ăn dâu, chiếm hết các nước miền Đông.

Năm 221 TCN, Tần diệt Tề thống nhất Trung Quốc. Tần vương Doanh Chính tự xưng là Hoàng đế (Tần Thủy Hoàng) mong muốn giữ cơ nghiệp nghìn đời nhưng chỉ được 2 đời thì mất. Đó là do nhà Tần dùng chính sách bạo ngược – xây Trường Thành, đánh Bách Việt, dựng cung thất, lăng tậm mà trăm họ oán thán. Thủy Hoàng chết, Nhị Thế lên ngôi, miền Sơn Đông nổi dậy. Trần Thắng khởi đầu rồi con cháu của 7 nước chư hầu. Cuối cùng diệt được Tần.

Ngay sau đó là chiến tranh diệt lẫn nhau của chư hầu mà mạnh nhất là 2 nước Sở Hán. Lưu Bang 1 tên đình trưởng vô lại miền Hoài Tứ, nhờ sử dụng tài năng của những người như Hàn Tín, Trương Lương, Bành Việt, Anh Bố, Tiêu Hà, Trần Bình…mà đánh bại nước Sở lên ngôi Hoàng đế. Nhà Hán thành lập.

Sau một giai đoạn ổn định dài dưới thời các vua Văn đế - Cảnh Đế - Vũ đế - Chiêu đế - Tuyên Đế… đất nước thịnh vượng, giàu có. Dưới thời Hán Vũ đế, nhà Hán đánh bại Hung Nô đẩy họ về miền Bắc xa xôi hoang vu, lãnh thổ mở ra tới miền Tây vực (Trung Á ngày nay)

Nhưng sau đó, nhà Hán lại rơi vào giai đoạn suy thoái từ thời Nguyên Đế. Nạn ngoại thích cầm quyền dẫn tới cái họa Vương Mãng. Năm 8 SCN, Vương Mãng phế truất hoàng đế cuối cùng của nhà Tây Hán là nhũ tử anh, tự lập làm Hoàng đế nhà Tân. Vương Mãng có tham vọng thay đổi Trung Quốc nhưng chính sách sai lầm, cộng thêm thế lực của các thành phần trung thành với nhà Hán khiến nhà Tân sụp đổ. Lưu Tú – một địa chủ từ Nam Dương dòng dõi của Trường Sa vương Lưu Phát con thứ 6 của Cảnh đế - đánh bại thế lực Cánh thủy đế Lưu Huyền và quân Xích Mi – thành lập nên nhà đông hán.

Lưu Tú là một vị minh quân hiếm có. Nhà Đông Hán do Tú lập nên thực ra không được thừa hưởng gì của nhà Tây Hán, hoàn toàn do tay ông gây dựng nên nhờ đánh dẹp quần hùng mà thành. Ông ưu đãi công thần, không sát hại người cũ, thu phục kẻ thù, phát triển sản xuất, kinh tế, không động binh đao, lại rút quân khỏi Tây Vực, đóng cửa Tây quan. Tạo ra một giai đoạn thịnh vượng đầu thời Đông Hán dưới thời Lưu Tú và con cháu - Minh đế, Chương Đế.

Sự hình thành chế độ Sĩ tộc và Đại địa chủ Quan liêu
Dưới thời nhà Đông Hán, cả nước được chia lại thành 12 châu, và 1 bộ tư lệ Hiệu úy
  • Ích Châu (Tứ xuyên, Trùng khánh và 1 phần Vân Nam ngày nay)
  • Kinh Châu (Hồ Bắc, Hồ Nam, nam Hà Nam)
  • Dương Châu (Chiết Giang, Giang Tây, Nam An Huy, Nam Giang Tô, Phúc Kiến)
  • Duyện Châu (Tây bộ Sơn Đông, đông bộ Hà Nam)
  • Dự Châu (nam bộ Hà Nam)
  • Từ Châu (Nam bộ Sơn đông, bắc bộ Giang Tô)
  • Thanh Châu (Bắc và Đông bộ Sơn Đông)
  • Ký châu (Nam bộ Hà Bắc)
  • U châu (bắc bộ Hà bắc)
  • Tinh châu (bắc và trung bộ Sơn Tây, miền Thiểm bắc)
  • Lương châu (Cam túc, tây bộ Thiểm tây)
  • Giao Châu (lưỡng quảng và bắc bộ Việt Nam)
  • Tư lệ hiệu úy (Quan trung, Tây bộ Hà Nam, nam bộ Sơn Tây)
View attachment 273662
Bản đồ nhà Đông Hán
Một trong những đặc điểm của giai đoạn Đông Hán là sự hình thành tầng lớp Sĩ tộc. Lưu Tú trở thành hoàng đế, ngoài tài năng còn dựa vào lực lượng của cha anh – tập đoàn quân phiệt Nam Dương – cũng như các tướng lĩnh dưới quyền – tiêu biểu là Vân đài nhị thập bát tướng. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Tú rất hào phóng phân phong cho các công thần – hơn 400 người được phong hầu. Họ sở hữu những khu vực đất đai rộng lớn, được hưởng nhiều quyền lợi và được thế tập. Nên sự giàu có trải nhiều đời, tầng lớp này về sau được gọi chung là sĩ tộc để phân biệt với tầng lớp thứ dân hay bình dân

Đời Đông Hán phổ biến việc trọng dụng con cháu Sĩ tộc ra làm quan. Họ làm trọng thần trong triều, lại sở hữu những khu vực giàu có nên gia thế hiển hách. Như họ Viên ở Nhữ Nam – 4 đời làm Tam Công (Tứ thế Tam Công) tổ tiên của Viên thiệu, viên thuật, Viên Di. Họ Tào của Tào Đằng (ông nội Tào Tháo) là hoạn quan nhưng cũng là đại quan trải 3 triều, họ Vương ở Thái Nguyên (tổ tiên của Vương Doãn), họ Vương ở Lang Nha, họ Tạ ở Trần Quận, họ Công Tôn ở Liêu Đông (tổ tiên Công Tôn độ, công tôn khang..).

Đảng tranh – Ngoại thích và Hoạn Quan
Một đặc điểm khác của cuối thời đông hán là việc Ngoại thích hoạn quan tranh đoạt quyền lợi. Thời chương đế bắt đầu sử dụng ngoại thích và sau đó là hoàn quan. Các vua nhà Hán thời điểm này đều rất ít tuổi hoặc chỉ lo ăn chơi hưởng lạc. Quyền lực rơi vào đại thần bên họ mẹ hoặc hoạn quan.

Vua – hoặc dựa vào ngoại thích để diệt hoạn quan hoặc dùng hoạn quan để diệt ngoại thích. Lần lượt các dòng họ Đậu, Lương, Hà nắm quyền cạnh tranh gay gắt với hoạn quan. Hoạn quan từ sau thời Tào Đằng trở thành một lực lượng quan trọng. Vua muốn dùng họ vì họ ngoan ngoãn biết lấy lòng, tạo ra các trò cho vua tiêu khiển. Một vài người có tài được trọng dụng. Lần lần họ trở thành các lực lượng quan trọng, khuynh loát triều chính. Nhiều quan lại muốn thăng tiến, tham gia phe đảng của hoạn quan hoặc ngoại thích. Đỉnh cao của đảng tranh là sự kiện đảng cố. Trần phồn và Đậu vũ mưu diệt hoạn quan nhưng bị phát hiện nên bị giết, hàng ngàn người bị tru diệt, bị cấm cố sau vụ án này.

Chính sự hủ bại của nhà Đông Hán dưới 2 thời Hoàn Đế - Linh đế và đảng tranh trở thành đặc trưng quan trọng nhất thời mạt kỳ nhà Đông Hán.


Loạn Khăn vàng
Dưới thời Hán Hoàn Đế và Hán Linh đế, chính sự nhà Hán trở nên vô cùng hủ bại. Sưu thuế cao gấp nhiều lần cộng thêm hạn hán, mất mùa làm nhân dân càng khổ. Tham nhũng khắp nơi, năm 178, Linh đế cho mua quan bán chức công khai. Cha Tào Tháo – Tào Tung – nhờ mua quan mà kiếm được chức Thái úy trong mấy tháng. CHính sự hủ bại cộng thêm mất mùa tạo ra một đặc điểm đặc biệt của giai đoạn này – lưu dân.

Lưu dân là những người đói khổ, mất nhà cửa phải chạy tha hương khỏi bản quán. Họ đi theo đoàn, rất đông thậm chí mang theo vũ khí. Do lưu dân khổng lồ nên nhà nước k kiểm soát được. Tình trạng đói khổ khiến cho dân chúng các vùng Thanh, Ký, Duyện, Dự rất dễ nỗi loạn. Thời nào cũng vậy, cỏ khô thì mau cháy chỉ cần có lửa thôi

Năm 184 Giáp Tý 3 anh em họ Trương (Giác, Lương, Bảo) sử dụng Đạo giáo thu thập mấy chục vạn giáo dân vào 36 phương. Rồi nổi lên khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa này mau chóng bị dẹp bởi các tướng giỏi của nhà Hán như Hoàng Phủ Tung, Chu Tuấn, Lư Thực.

Đương thời ngoài loạn Khăn vàng còn có loạn Bạch Ba ở Tinh Châu, loạn Biên Chương – Hàn Toại - Mã Đằng ở Lương Châu. Ngay khi anh em Chương Giác bị tiêu diệt thì tàn dư Khăn Vàng vẫn còn có giặc Hắc Sơn, Thanh Châu, Chương Lỗ ở Hán Trung….

Cuộc nổi loạn khăn vàng mang tới 2 điều
  • Sự suy sụp nhanh như thác đổ của nhà Đông Hán – nhà Hán k còn cơ sở để tiếp tục thống trị quốc gia
  • Sự phát triển mau lẹ như đốm lửa lan cánh đồng của các thế lực cát cứ địa phương.
Do các tập đoàn đánh dẹp Khăn vàng có quyền mộ binh nên mau chóng tạo lực lượng riêng. Đồng thời các khu vực ở xa nhà Hán k còn trực tiếp khống chế, buộc phải tạo ra chứ “châu mục” thay thế cho thứ sử - quản lý cả dân và quân. Trước đây nhà hán có thứ sử quan lý châu, thái thú quản lý quận.

Đây là tiền đề cho những người như Lưu Yên – Lưu Chương, Lưu Biểu, Đào Khiêm, Công Tôn Khang… có thể trở thành ông vua con ở khu vực mình quản hạt.
View attachment 273658
Bản đồ phân chia lãnh địa của các Lãnh chúa năm 196

Chú 1: Trong loạn khăn vàng nhiều người nổi lên sau này trở thành các Lãnh chúa được kể trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Đào Khiêm được phong làm Thứ sử Từ Châu tham gia đánh dẹp Khăn vàng. Vương Doãn làm thứ sử Dự châu. Lưu Yên (Cha Lưu Chương) cũng vào Ích Châu làm châu mục. Tôn Kiên cũng mộ được ngàn binh, cầm quân theo Chu Tuấn đánh Khăn vàng, rồi sang Lương châu đánh Biên chương, Hàn Toại.
Chú 2: Lưu Bị không tham gia dẹp loạn khăn vàng. Nên Lưu Bị không cứu Đổng Trác ở Hà Bắc. Người đứng ra vạch tội và khuyên Trương Ôn giết Đổng Trác là Tôn Kiên. Một phần vì việc này nên khi nắm triều đình, thiên đô về Trường An, Trác giết Trương Ôn
Tiếp đi em
 
Gia Cát Lượng lịch sử cũng là người rất có tài, nhưng thiên về nội chính hơn là cầm quân. La quáng gà văn vở thì rõ rồi nhưng ko thể phủ nhận tài của Khổng Minh được.
Mà cái thời 3Q này tao thích toàn ông chết sớm :( Chu Công Cẩn chết sớm, Điển Vi chết sớm, Tôn Sex chết cũng sớm, à có bác Giả Hủ là thọ heheh
Đệ cũng thích Công Cẩn, tài hoa, văn võ đều ngon, cầm binh thì hàng top, đang tới độ chín của thành công. Ông mà k chết sớm kết cục tam quốc còn nhiều thay đổi.

Lúc đó CC đang là đô đốc nắm binh quyền cực lớn, thế nào mà bị dìm phải ganh tỵ với GCL. Lúc đó mới xuống núi, 27 tuổi non chẹt, chưa có công trạng gì, toàn các ông tự khen nhau, đã thế tập đoàn LB còn đang trốn chạy, binh lính thì lèo tèo
 
mày nghĩ thời phong kiến viết sách để được đem vào học trong trường thì nó phải quan hệ như thế nào? :haha:

đính chính lại không phải "thời phong kiến"
mấy trăm năm trước công nguyên Trung Của có Xuân Thu Chiến Quốc. Thời này mới là phát triển về văn hóa rực rỡ nhất vì cái này
nôm na là hàng trăm luồng tư tưởng.
Tần Thủy Hoáng bắt đầu đốt sách đề cao pháp trị. Và kể từ đó nước bạn mười sáu chữ vàng nát.

Việt Nam cũng buồn cười vì chỉ sinh ra chính thức sau thời kỳ này, tính ra về văn hóa sẽ bị hơi lùn, vì thời kỳ rực rỡ nhất của nó thì mình chưa tồn tại.
vì thế nên nếu hỏi mấy anh bạn Việt thì có cái câu cửa miệng ậm ờ "sử viết bởi người chiến thắng"
giải thích nó không đơn giản vậy, vì nguồn gốc văn hóa của anh bạn Tàu tốt từ xa hơn, cũng đa văn hóa đa tư tưởng, loạn nhưng đẹp rực rỡ ngang ngửa Liên Minh châu Âu hiện tại.

có cái là nếu đem ra so thì mình chưa với tới được.
với cả có cái quả đốt sách đề cao pháp trị kia nên nếu giải thích "nó đốt hết rồi, bốc phét gì chả được" thì cũng khó cãi
 
đính chính lại không phải "thời phong kiến"
mấy trăm năm trước công nguyên Trung Của có Xuân Thu Chiến Quốc. Thời này mới là phát triển về văn hóa rực rỡ nhất vì cái này
nôm na là hàng trăm luồng tư tưởng.
Tần Thủy Hoáng bắt đầu đốt sách đề cao pháp trị. Và kể từ đó nước bạn mười sáu chữ vàng nát.

Việt Nam cũng buồn cười vì chỉ sinh ra chính thức sau thời kỳ này, tính ra về văn hóa sẽ bị hơi lùn, vì thời kỳ rực rỡ nhất của nó thì mình chưa tồn tại.
vì thế nên nếu hỏi mấy anh bạn Việt thì có cái câu cửa miệng ậm ờ "sử viết bởi người chiến thắng"
giải thích nó không đơn giản vậy, vì nguồn gốc văn hóa của anh bạn Tàu tốt từ xa hơn, cũng đa văn hóa đa tư tưởng, loạn nhưng đẹp rực rỡ ngang ngửa Liên Minh châu Âu hiện tại.

có cái là nếu đem ra so thì mình chưa với tới được.
với cả có cái quả đốt sách đề cao pháp trị kia nên nếu giải thích "nó đốt hết rồi, bốc phét gì chả được" thì cũng khó cãi
Cái "hàng trăm luồng tư tưởng" có thể dịch là "Bách gia chư tử" nhé huynh đệ.

Còn muốn "sử viết bởi người chiến thắng" thì ít ra cũng phải có chữ viết đã, chữ nghĩa của VN thì.
 
luận về cơ trí, binh pháp thì t đánh giá cao bàng thống phụng sồ hơn khổng minh.
còn về độ nham hiểm, thâm sâu thì tàu nói chung, khổng minh nói riêng đều như 1, hơn bàng thống mấy phần. cho nên khổng minh chắc cũng đoán được mệnh số của mình sát khí quá nặng khó thăng thiên.
 
Có ông Liêu Hóa đi theo lưu bị từ chương 2, lúc lưu bị gặp lại triệu vân, mà vẫn đánh trận đến tận tập cuối. Ko hiểu ông này bao nhiêu tuổi.
 
đính chính lại không phải "thời phong kiến"
mấy trăm năm trước công nguyên Trung Của có Xuân Thu Chiến Quốc. Thời này mới là phát triển về văn hóa rực rỡ nhất vì cái này
nôm na là hàng trăm luồng tư tưởng.
Tần Thủy Hoáng bắt đầu đốt sách đề cao pháp trị. Và kể từ đó nước bạn mười sáu chữ vàng nát.

Việt Nam cũng buồn cười vì chỉ sinh ra chính thức sau thời kỳ này, tính ra về văn hóa sẽ bị hơi lùn, vì thời kỳ rực rỡ nhất của nó thì mình chưa tồn tại.
vì thế nên nếu hỏi mấy anh bạn Việt thì có cái câu cửa miệng ậm ờ "sử viết bởi người chiến thắng"
giải thích nó không đơn giản vậy, vì nguồn gốc văn hóa của anh bạn Tàu tốt từ xa hơn, cũng đa văn hóa đa tư tưởng, loạn nhưng đẹp rực rỡ ngang ngửa Liên Minh châu Âu hiện tại.

có cái là nếu đem ra so thì mình chưa với tới được.
với cả có cái quả đốt sách đề cao pháp trị kia nên nếu giải thích "nó đốt hết rồi, bốc phét gì chả được" thì cũng khó cãi
Về văn hóa thời kỳ huynh đệ nói rõ ràng TQ, Ấn Độ và Hy Lạp là những đầu cờ văn hóa ở các khu vực.
TQ có Bách gia chư tử thiên về lý luận về chính trị, Ấn Độ thì thiên hơn về giai cấp, tôn giáo, còn Hy Lạp là các nhà hiền triết suy tư về bản chất, có thể do ảnh hưởng của dân chủ.

3 nền văn hóa trên đều ảnh hưởng đến các nước trên khu vực, có thêm các nền văn hóa như Maya, Inca của Châu Mỹ, Ai Cập của Châu Phi nhưng không rực rỡ bằng.
 
Tao cũng có hứng thú xem 3 phần thực như nào, chứ 7 phần ảo đọc khắm bỏ mẹ. Trc ông già còn có bộ tam Quốc ngoại truyện, đọc chả khác lol j viễn tưởng. Mà tao vẫn thắc mắc quan vũ cao hơn 2 mét thật hay do thước đo ngày xưa khác nhỉ, mà cầm thế đéo nào đc cái đao nặng 80kg???
2 m chân chạm ngựa xích thố ah, thêm cái cuốc nửa tạ con ngựa nào thồ cho đc. Đấy là nguyên nhân ngựa quan vũ chạy chậm bị đông ngô bắt
 
2 m chân chạm ngựa xích thố ah, thêm cái cuốc nửa tạ con ngựa nào thồ cho đc. Đấy là nguyên nhân ngựa quan vũ chạy chậm bị đông ngô bắt
Quan nhị ca có cưỡi XT đâu, LQT viết thôi, có XT chắc nhị ca thoát về dc
 
Tao cũng có hứng thú xem 3 phần thực như nào, chứ 7 phần ảo đọc khắm bỏ mẹ. Trc ông già còn có bộ tam Quốc ngoại truyện, đọc chả khác lol j viễn tưởng. Mà tao vẫn thắc mắc quan vũ cao hơn 2 mét thật hay do thước đo ngày xưa khác nhỉ, mà cầm thế đéo nào đc cái đao nặng 80kg???
Đợi nhé. Từ từ tao gió tiếp
 
ngoại trừ việc Lê Quán Trung là thằng tuyên giáo thời nhà Minh.
sau nhiều năm bị Mông Cổ địt tơi bời, bọn nó mới kiếm những người như Tôn Tử hay Gia Cát Lượng để phong thánh, đặng ca ngời lòng yêu nước, phục hưng Hán tộc v.v....
còn trên thực tế tao đọc hơn chục năm trước rồi thì Lượng thua nhiều hơn thắng, hoàn toàn không giỏi điều binh khiển tướng, gần giống với quan văn trị quốc, quan hệ ngoại giao, sắp đặt khu vực làm ăn kinh tế, bản đồ.
giỏi thì lĩnh vực khác, hoàn toàn không phải chiến tranh.
Lượng chưa từng thua 1 trận lớn nào. Lượng dùng binh cẩn thận, rất ít khi thua. Nên k
Nếu nói Lượng toàn thua k phải. Nhưng k có liều lĩnh k thành việc lớn, đó là đặc điểm của Lượng
 
Gia Cát Lượng lịch sử cũng là người rất có tài, nhưng thiên về nội chính hơn là cầm quân. La quáng gà văn vở thì rõ rồi nhưng ko thể phủ nhận tài của Khổng Minh được.
Mà cái thời 3Q này tao thích toàn ông chết sớm :( Chu Công Cẩn chết sớm, Điển Vi chết sớm, Tôn Sex chết cũng sớm, à có bác Giả Hủ là thọ heheh
Uk, hồi ấy hay chết sớm
 
Đệ cũng thích Công Cẩn, tài hoa, văn võ đều ngon, cầm binh thì hàng top, đang tới độ chín của thành công. Ông mà k chết sớm kết cục tam quốc còn nhiều thay đổi.

Lúc đó CC đang là đô đốc nắm binh quyền cực lớn, thế nào mà bị dìm phải ganh tỵ với GCL. Lúc đó mới xuống núi, 27 tuổi non chẹt, chưa có công trạng gì, toàn các ông tự khen nhau, đã thế tập đoàn LB còn đang trốn chạy, binh lính thì lèo tèo
Ukm. Công cẩn tài hoa có thừa mà chết sớm. Nhưng Du dẫu có còn chưa chắc đã tranh được Ích Châu. Lực của Giang Đông đến vậy là hết rồi, k hơn đc
 
Tao cũng có hứng thú xem 3 phần thực như nào, chứ 7 phần ảo đọc khắm bỏ mẹ. Trc ông già còn có bộ tam Quốc ngoại truyện, đọc chả khác lol j viễn tưởng. Mà tao vẫn thắc mắc quan vũ cao hơn 2 mét thật hay do thước đo ngày xưa khác nhỉ, mà cầm thế đéo nào đc cái đao nặng 80kg???
Gió đấy =)) với thật gia 80kg tàu thì chỉ bằng 40kg quốc tế thôi=)) nhưng mà công nghệ thời đấy cũng đéo đúc được thanh long yểm nguyệt đao, đến thời đường vẫn đúc Đường đao, đao thẳng ấy chứ chưa đúc cong được =)) Với bọn tàu có trò thêm 1 nét bút =)) Tôi k nhớ rõ nhưng đọc xưa thời nguyên mông, lúc quân mông vây bắt ông thân vương gì ấy, ông thân vương có 100 mạng cả người cả ngựa bị vây chạy như chuột, mà quan lại địa phương k bắt được xong để đỡ bị chửi vì thiếu khả năng nên chơi thêm 1 nét bút, từ 100 mạng mỗi ông lên đến trung ương thành 1 vạn =)) Quân MC nó đọc thư nó còn bảo dm bọn hán này cứ quen thêm 1 nét bút, có 1 vạn quân thì nó 1 đường hát vang phá vây mà đi rồi cần éo gì trốn như chuột =))
 
Có ông Liêu Hóa đi theo lưu bị từ chương 2, lúc lưu bị gặp lại triệu vân, mà vẫn đánh trận đến tận tập cuối. Ko hiểu ông này bao nhiêu tuổi.
Thục trung vô đại tướng, Liêu Hoá tác tiên phong. Câu thành ngữ của bọn Tàu, Liêu Hoá gần 80 tuổi vẫn tiên phong ra trận.
 
Nếu tính Liêu Hoá từng tham gia khởi nghĩa khăn vàng năm 184, chết năm 263 khi Trung Hội, Đặng Ngải đánh Hán Trung thì Liêu Hoá ít nhất cũng thọ 93 tuổi (coi như 14 tuổi đi theo khăn vàng khởi nghĩa)
 
Đệ cũng thích Công Cẩn, tài hoa, văn võ đều ngon, cầm binh thì hàng top, đang tới độ chín của thành công. Ông mà k chết sớm kết cục tam quốc còn nhiều thay đổi.

Lúc đó CC đang là đô đốc nắm binh quyền cực lớn, thế nào mà bị dìm phải ganh tỵ với GCL. Lúc đó mới xuống núi, 27 tuổi non chẹt, chưa có công trạng gì, toàn các ông tự khen nhau, đã thế tập đoàn LB còn đang trốn chạy, binh lính thì lèo tèo
T lại đánh giá CC là tướng chống lại quân xâm lược giống mấy bác nhà ta
Nói về tướng viễn chinh t vẫn đánh gia là tài năng toàn diện hơn
 
Nếu tính Liêu Hoá từng tham gia khởi nghĩa khăn vàng năm 184, chết năm 263 khi Trung Hội, Đặng Ngải đánh Hán Trung thì Liêu Hoá ít nhất cũng thọ 93 tuổi (coi như 14 tuổi đi theo khăn vàng khởi nghĩa)
lúc gặp quan vũ lần đầu cũng phải ngang tuổi triệu vân, ấy vậy mà đến lục quân thục bị thua thất thủ ở kinh đô, ông này vẫn còn chiến đấu, tầm 90 thì chiến thế nào được nữa nhỉ?
 
Thục trung vô đại tướng, Liêu Hoá tác tiên phong. Câu thành ngữ của bọn Tàu, Liêu Hoá gần 80 tuổi vẫn tiên phong ra trận.
lúc gặp quan vũ lần đầu cũng phải ngang tuổi triệu vân, ấy vậy mà đến lục quân thục bị thua thất thủ ở kinh đô, ông này vẫn còn chiến đấu, tầm 90 thì chiến thế nào được nữa nhỉ?
Nếu tính Liêu Hoá từng tham gia khởi nghĩa khăn vàng năm 184, chết năm 263 khi Trung Hội, Đặng Ngải đánh Hán Trung thì Liêu Hoá ít nhất cũng thọ 93 tuổi (coi như 14 tuổi đi theo khăn vàng khởi nghĩa)
Liêu Hoá người Tương Dương, Kinh Châu. Liêu Hoá chỉ bắt đầu tham gia quân đội của Quan Vũ, làm chủ bạ, không sớm hơn thời điểm trận Xích Bích (208-209) - tao nghĩ thậm chí còn muộn hơn khá nhiều khoảng 215-220. Nên có thể nói khi Liêu Hoá chết tầm khoảng 65-75 tuổi là bình thường
 
Top