Mẹ của học sinh lớp 7 bị vozer đánh hội đồng xác định con tâm thần vĩnh viễn

Latios

Gió lạnh đầu buồi
Vietnam

(Dân trí) - Em V.V.T.K., học sinh lớp 7 Trường THCS Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội, hiện vẫn chưa thể đi học trở lại sau hai tháng phát bệnh tâm thần vì bị bạn đánh hội đồng.​

Gia đình xác định con bị tâm thần vĩnh viễn
Chia sẻ với phóng viên Dân trí chiều 23/11, chị Kiều Thị Mai, mẹ học sinh V.V.T.K., cho biết con trai vẫn chưa lấy lại nhận thức bình thường.
Khi phóng viên Dân trí đến thăm nhà chị vào tuần trước, cháu K. gọi khách là "thằng", "côn đồ". Chị Mai cho biết cháu gọi tất cả là "côn đồ", không biết tên mình là gì, không biết bố mẹ là ai.
Bố và chị gái thường xuyên phải để mắt tới cháu K. vì cháu liên tục la hét, đòi bỏ đi khỏi nhà.
"Hiếm lắm có lúc cháu nhận ra bố mẹ, nhưng chỉ được vài chục giây hoặc một phút, sau đó cháu lại mất trí. Tôi đã xác định con mình bị tâm thần vĩnh viễn, không thể khỏi bệnh được nữa", chị Mai chia sẻ.
Mẹ của học sinh lớp 7 bị bạn đánh hội đồng xác định con tâm thần vĩnh viễn - 1

Cháu V.V.T.K. không còn khả năng tự chủ trong sinh hoạt, phải được đút cho ăn mỗi ngày (Ảnh cắt từ clip).
Trước đó, hồi cuối tháng 10, bác sĩ tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán cháu K. bị sang chấn tâm lý, rối loạn phân ly (một dạng rối loạn tâm thần).
Chị Mai vẫn đưa con đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, đồng thời đưa con đi trị liệu tâm lý 2 buổi/tuần với chuyên gia mà UBND huyện Thạch Thất mời về điều trị cho cháu K.. Khóa điều trị này kéo dài 12-16 buổi.
Chị Mai lo lắng sau khi hết 16 buổi nói trên, chị phải chi trả khoản tiền bạc khổng lồ để điều trị cho con.
"Gia đình những đứa trẻ đánh con tôi vừa rồi đến nhà tôi đòi tôi phải đưa hết giấy tờ khám chữa ra, tuyên bố chỉ trả đúng số tiền ghi trên giấy khám. Tôi không có hiểu biết, không biết nên làm gì.
Nhưng con tôi mới 12, 13 tuổi, từ một đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát giờ thành khuyết tật. Ai trả đứa con bình thường lại cho tôi? Những người đã làm cho cháu trở nên như thế này thì không phải chịu bất kỳ tội gì", chị Mai khóc nói.
Như Dân trí đã đưa tin trước đó, chiều 25/10, một đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh một học sinh bị đánh hội đồng bởi một nhóm học sinh khác. Nhóm này gồm 5-6 người dồn nam sinh vào góc tường, liên tục đấm đá thô bạo vào mặt, đầu, bụng của bạn.
Sự việc bạo lực học đường này được xác định xảy ra tại Trường THCS Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Nhóm học sinh đều đang học lớp 7. Nạn nhân là em V.V.T.K..
Do sợ hãi, cháu K. không báo với thầy cô và gia đình biết. Tới ngày 16/9, nhà trường và gia đình mới biết sự việc.
Mẹ của học sinh lớp 7 bị bạn đánh hội đồng xác định con tâm thần vĩnh viễn - 2

Hình ảnh cháu V.V.T.K. bị bạn đánh tập thể (Ảnh cắt từ clip).
Ngày 20/9, Hiệu trưởng triệu tập hội đồng kỷ luật nhà trường, các học sinh đánh bạn cùng gia đình nhận lỗi.
Ngày 21/9, cháu K. có biểu hiện sang chấn tâm lý. Gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện đa khoa Phúc Thọ thăm khám, được bệnh viện cho về điều trị tại nhà.
Ngày 25/9, K. đến trường học trở lại. Trong ngày, cháu tiếp tục bị một bạn trong nhóm bạo hành dọa đánh nên tối đó cháu có biểu hiện lo sợ. Gia đình đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám. Kết quả chẩn đoán cháu K. bị rối loạn phân ly (một dạng rối loạn tâm thần).
Ngay sau vụ việc cháu V.V.T.K. ở Trường THCS Đại Đồng, một vụ việc bạo lực học đường nghiêm trọng khác xảy ra tại Trường THCS Tân Minh, Thường Tín, Hà Nội.
Nạn nhân là cháu H. - học sinh lớp 6 - bị các bạn đánh tập thể ngay tại hành lang lớp học. Ngoài 4 học sinh tham gia đánh trực tiếp, một nhóm hơn 10 học sinh khác cả nam lẫn nữ đều học lớp 6 đứng quây lại để quay clip, đồng thời bình phẩm, cười cợt, chế giễu bạn bị đánh bằng những lời thô tục.
Cháu H. cho biết đây không phải lần đầu bị đánh. Cháu đã bị bạn học U. đánh hai lần trước đó, một lần bị đánh chảy máu mũi ngay tại lớp học. U. còn dọa đánh những ai dám chơi với cháu H.
Mẹ của học sinh lớp 7 bị bạn đánh hội đồng xác định con tâm thần vĩnh viễn - 3

Cháu H., học sinh lớp 6 Trường THCS Tân Minh, được gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I sau vụ bạo hành (Ảnh: Minh Quang).
Gia đình cháu H. đã báo cáo nhà trường những lần con bị đánh và bị dọa đánh. Nhà trường đã kiểm điểm học sinh U. Tuy nhiên, sau lần bị kiểm điểm, học sinh U. đã rủ bạn vào đánh cháu H. dã man hơn.
Hiện cháu H. vẫn hoảng loạn tâm lý, không muốn đi học.
Nhà trường, chính quyền xử lý bạo lực học đường còn hình thức và hành chính?
Tiến sĩ (TS) Phạm Thị Thúy - chuyên gia xã hội học và tâm lý học - nhận định: "Các vụ bạo lực học đường đang bị xử lý mang tính hình thức và hành chính hóa nhiều quá, không thực sự đi vào giải quyết nguyên nhân sâu xa của vụ việc. Đây là nguyên do khiến bạo lực học đường tái đi tái lại, vụ sau nghiêm trọng hơn vụ trước".
Ngoài hai vụ việc tại Hà Nội, TS Phạm Thị Thúy dẫn chứng thêm câu chuyện mới xảy ra tại Nhà Trang. Theo đó, em T.M. bị "kết tội" đã ném bóng vào mặt em Q.A. trong giờ thể dục. Cách xử lý của giáo viên không thuyết phục khiến mâu thuẫn giữa hai học sinh không được giải quyết. T.M. cảm thấy oan ức đã viết thư tuyệt mệnh và tự tử.
"Chúng ta cần tìm hiểu kĩ vì sao các con có hành vi bạo lực với nhau, phải lắng nghe hai bên. Khi lắng nghe, đối thoại, thấu hiểu thì mới có cách thức hóa giải, có biện pháp triệt để. Không phải cứ cấm trẻ đi học 3 ngày hay 1 tuần là xong. Tôi phản đối việc này.
Trẻ nghỉ học không những không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ mà còn làm cho trẻ chất chứa thêm ấm ức, tổn thương và có thể dẫn đến mức độ nghiêm trọng cao hơn như xảy ra vụ bạo lực mới", TS Phạm Thị Thúy phân tích.
Mẹ của học sinh lớp 7 bị bạn đánh hội đồng xác định con tâm thần vĩnh viễn - 4

Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy (Ảnh: NVCC).
TS Phạm Thị Thúy cho rằng, để làm được việc lắng nghe, đối thoại, thấu hiểu với cả hai phía gồm nạn nhân và thủ phạm bạo lực học đường, rất cần sự hiện diện của chuyên viên tham vấn tâm lý học đường. Các giáo viên không được đào tạo về kỹ năng, kiến thức tham vấn tâm lý sẽ không đảm đương được.
Bên cạnh đó, các trường học cần những buổi tập huấn sâu cho học sinh đang có vấn đề bạo lực về sự tôn trọng và cách quản lý xung đột, cung cấp cho các em kỹ năng, cách thức kiểm soát cảm xúc bất đồng tuổi mới lớn, hóa giải mâu thuẫn.
Dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho học sinh bị đánh và học sinh đánh bạn cũng rất cần thiết. Học sinh phải hiểu rõ hành vi của mình sai ở đâu và chịu trách nhiệm gì về hành vi sai đó. Từ đó, học sinh mới không mắc phải sai lầm tương tự.
TS Phạm Thị Thúy cũng nhấn mạnh, bạo lực học đường ngày càng trẻ hóa độ tuổi, hung hăng hơn, nhiều trẻ em gái hơn, hậu quả nặng nề hơn có rất nhiều nguyên nhân từ phía người lớn, gia đình, nhà trường, xã hội.
Ngoài nguyên nhân độ tuổi dậy thì ngày càng sớm, bà Thúy chỉ ra 2 nguyên nhân quan trọng khác.
Một là các video mang tính bạo lực trên mạng xã hội ngày càng nhiều, trong khi trẻ được bố mẹ cho tiếp cận mạng xã hội sớm.
Hai là bạo lực trong gia đình giữa cha mẹ với nhau và cha mẹ với con cái chưa giảm. Cha mẹ bận rộn hơn, nhiều áp lực cuộc sống hơn dẫn tới trút cảm xúc tiêu cực và hành vi tiêu cực lên con cái nhiều hơn.
Đứa trẻ bị dồn nén cảm xúc trong gia đình sẽ tìm cách phản ứng, trút giận với những người xung quanh, đặc biệt là bạn bè cùng trang lứa. Do đó, một mâu thuẫn nhỏ cũng có thể gây ra vụ việc bạo lực học đường lớn.
Để giải quyết căn cơ vấn đề bạo lực học đường, TS Phạm Thị Thúy khẳng định người lớn cần phải thay đổi trước.
"Chúng ta, những người lớn, phụ huynh, giáo viên hợp tác với nhau như thế nào để cùng chung tay xây dựng trường học hạnh phúc, một môi trường học tập có yêu thương, tôn trọng, an toàn.
Trong đó, mọi cảm xúc của trẻ được lắng nghe, trẻ được khuyến khích hành vi tích cực, được giáo dục ý thức xã hội, sự tôn trọng lẫn nhau, biết cách hóa giải xung đột mâu thuẫn trong cuộc sống", TS Phạm Thị Thúy nêu quan điểm.
 
Mấy tml kia theo t là bỏ tù hay tử hình luôn đi
Loại ranh con đó ko nên giữ lại cho xã hội làm gì
Kể cả nó giỏi thành công thì bản chất con người nó cũng k phải ng tốt.
Nếu đây là hàn xẻng hay trung của thì mấy thằng ranh con kia xác định có tiền sử như tội phạm.
 
Cũng 1 phần do giáo dục của cả 2 bên, nhà bọn ăn hiếp không dạy đoàng hoàng mà nhà bị đánh cũng không chỉ dạy cho con mình trước. Việc đáng nhau, hội đồng có từ thời mấy chục năm trước chứ không phải mới có và chính các phụ huynh từng đi học cũng phải thấy thôi.
Thay vì dạy cs màu hồng thì nên chỉ dạy trước, đi học thì hoà đồng vui vẻ , đừng ra vẻ khi nhà giàu hoặc học giỏi. Còn nếu đứa nào ghét mà đánh mình thì nên bật lại chứ đừng im im nó càng bắt nạt
 
thương quá nhỉ đôn nết cho gia đình cháu đi bác sĩ tâm lý. TRước mình bị bạn cũ cấp 1 đánh cho lúc hồi học cấp 2 mặc dù đéo làm gì. SAu này có đk gặp lại quyền quyết định do mình mình di cho chúng nó đi kịch khung đến giờ chắc chưa về hehe.
 
Hồi nhỏ tao cũng bị đánh.
Tới cấp 2 dậy thì cao 2 mét 2.
Tới lúc đó tao đi đánh lại những đứa khác
 
Mấy tml kia theo t là bỏ tù hay tử hình luôn đi
Loại ranh con đó ko nên giữ lại cho xã hội làm gì
Kể cả nó giỏi thành công thì bản chất con người nó cũng k phải ng tốt.
Nếu đây là hàn xẻng hay trung của thì mấy thằng ranh con kia xác định có tiền sử như tội phạm.
Việt Nam toàn tội phạm cổ cồn trắng thôi, tao nghĩ do kĩ năng sống bọn này kém nên mới sợ bọn bạo lực học đường này. Tao đợt lên đại học thân cô thế cô chả quen ai nhưng vác típ hơn 30cm lên lớp thằng nào cũng xin tha
 
Cũng 1 phần do giáo dục của cả 2 bên, nhà bọn ăn hiếp không dạy đoàng hoàng mà nhà bị đánh cũng không chỉ dạy cho con mình trước. Việc đáng nhau, hội đồng có từ thời mấy chục năm trước chứ không phải mới có và chính các phụ huynh từng đi học cũng phải thấy thôi.
Thay vì dạy cs màu hồng thì nên chỉ dạy trước, đi học thì hoà đồng vui vẻ , đừng ra vẻ khi nhà giàu hoặc học giỏi. Còn nếu đứa nào ghét mà đánh mình thì nên bật lại chứ đừng im im nó càng bắt nạt
Tao thấy nên dạy cách tự vệ và đánh trả, cứ nhắm thằng cầm đầu mà giã.
 
Tầm này chỉ có chơi luật trời thôi chứ đéo làm gì đc tụi kia rồi, tao mà là anh hay bố nạn nhân chắc ko giữ đc bình tĩnh mà lên kế hoạch kill từng đứa 1 quá :sweat:
 
Top