Có Video Mỗi Ngày Một Bài Hát - Một Câu Chuyện

2. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là Câu chuyện tình yêu & Tuổi đá buồn
***
Có những ký ức và những kỷ niệm đi theo trong những năm tháng trong cuộc đời, với ai đó, cũng như với chúng ta, trong đó có những ký ức và kỷ niệm về những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với giai điệu và lời hát, chất chứa biết bao những cảm xúc trong đó, của một thời tuổi trẻ ngây thơ và tràn đầy ước vọng về tình yêu và cuộc đời.

Những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với biết bao điều ở đó, như một dấu ấn âm nhạc về một dòng nhạc, đó là nhạc Trịnh, về một con người với biết bao yêu thương với cuộc đời và bè bạn, cũng như những mối tình đi qua trong đời.
Nói gì thì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn là một con người, của đất mẹ Việt Nam, mang trong mình dòng máu da vàng, với trái tim yêu thương quê hương dân tộc và cội nguồn, với những ký ức và kỷ niệm của vùng đất cố đô Huế, với giọng nói nhẹ dịu dàng, làm nên đặc trưng của lời hát và giai điệu trong các ca khúc của ông.

Điều làm nên các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lẽ là từ trong trái tim ông, thơ văn và nhạc đã tự thân hòa với nhau theo thời gian và không gian của những suy tưởng với nguồn cảm hứng đến trong những khoảnh khắc đó.
Giai điệu hòa theo lời hát, như tiếng thì thầm cất cao thành tiếng hát của trái tim và tình yêu. Những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đến từ những cảm xúc, cảm hứng và như câu chuyện kể của người nghệ sĩ muốn cất lên cho đời và cho người.

Âm nhạc Trịnh Công Sơn đến theo nhiều giai đoạn trong những năm tháng của biết bao người, thế hệ cùng tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và trước đó giờ đây cũng như lời hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài hát Tình xa, “…Nhìn lại mình đời đã xanh rêu.”
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939, nếu còn sống năm nay ông cũng đã 84 tuổi, như ca khúc đầu tay công bố năm 1959, Ướt mi, người nhạc sĩ trẻ năm đó vừa tròn 20, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tốt nghiệp trường Sư Phạm Quy Nhơn (1962-1964), và khi ra trường được phân bổ về dạy tại Bảo Lộc (B’lao).

Ngày đó các thầy cô giáo còn được gọi là giáo sư, một chức danh được xã hội trọng nể, ngoài thời gian dạy học, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhiều thời gian cho các sáng tác của mình, và không ngờ B’lao lại mang đến nhiều cảm hứng sáng tác cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Một trong những sáng tác trong thời kỳ ở Bảo Lộc (B’lao) làm nên tên tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ca khúc Tuổi đá buồn, viết năm 1967.
Đó là câu chuyện tình yêu trong ca khúc Tuổi đá buồn *, sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn** trình bày qua giọng hát nữ ca sĩ Khánh Ly***.
Tuổi đá buồn
“Trời còn làm mưa
Mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn
Em mang, em mang
Đi về giáo đường
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai, còn ai
Đóa hoa hồng cài lên tóc mây
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm, ngàn năm
Ru em nồng nàn
Ru em nồng nàn
Trời còn làm mây
Mây trôi lang thang
Sợi tóc em bồng
Trôi nhanh, trôi nhanh
Như dòng nước hiền
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai, còn ai
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm, ngàn năm
Ru em giận hờn
Ru em giận hờn
Trời còn làm mưa
Mưa rơi, mưa rơi
Từng phiến băng dài
Trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang
Đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ
Trời còn làm mưa
Mưa rơi, mưa rơi
Từng phiến mây hồng
Em mang trên vai
Tuổi buồn như lá
Gió mãi cuốn đi
Quay tận cuối trời
Trời còn làm mưa
Mưa rơi thênh thang
Từng gót chân trần
Em quên, em quên
Ôi miền giáo đường
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai, còn ai
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi
Em gầy ngón dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm, ngàn năm
Ru em muộn phiền
Ru em bạc lòng
Trời còn làm mây
Mây trôi lang thang
Sợi tóc em bồng
Trôi nhanh, trôi nhanh
Như dòng nước hiền
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai, còn ai
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm, ngàn năm
Ru em giận hờn
Ru em giận hờn
Trời còn làm mưa
Mưa rơi, mưa rơi
Từng phiến băng dài
Trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang
Đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ
Trời còn làm mưa
Mưa rơi, mưa rơi
Từng phiến mây hồng
Em mang trên vai
Tuổi buồn như lá
Gió mãi cuốn đi
Quay tận cuối trời
Trời còn làm mưa
Mưa rơi thênh thang
Từng gót chân trần
Em quên, em quên
Ôi miền giáo đường
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai, còn ai
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi
Em gầy ngón dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm, ngàn năm
Ru em muộn phiền
Ru em bạc lòng”
(Lời bài hát Tuổi đá buồn, tác giả Trịnh Công Sơn)

Bảo Lộc mưa nhiều, và ngôi trường nhỏ trên vùng đất hoang vu, đầy ắp sương mù và gió lạnh, nắng vàng và có khi yếu ớt, với thông xanh, và loài hoa vàng mang tên dã quỳ, cũng như hoa hướng dương vàng rực rỡ.
Ngôi thánh đường nhỏ vang vọng tiếng chuông mỗi ngày, và những ngày lễ chủ nhật với những tà áo dài ngang qua nơi ngôi nhà nhỏ có người nhạc sĩ với nỗi buồn vương, nhớ về nơi xa,

“Trời còn làm mưa. Mưa rơi mênh mang. Từng ngón tay buồn. Em mang, em mang. Đi về giáo đường. Ngày chủ nhật buồn. Còn ai, còn ai. Đóa hoa hồng cài lên tóc mây…”****
Nỗi nhớ không biết từ bao giờ, nhưng dường như dài vô tận, trong lời ru nồng nàn,
“…Ôi đường phố dài. Lời ru miệt mài. Ngàn năm, ngàn năm. Ru em nồng nàn. Ru em nồng nàn…”****
Có một nỗi nhớ mang theo, nơi vùng đất không dấu chân người, chỉ có hình bóng của mây, với những cơn mưa lạnh, và hình ảnh người con gái ngang qua mỗi ngày, với đóa hồng trên tay, để lại nỗi nhớ cho người nghệ sĩ với bóng hình người yêu thương nơi cuối trời,
“…Trời còn làm mây. Mây trôi lang thang. Sợi tóc em bồng. Trôi nhanh, trôi nhanh. Như dòng nước hiền. Ngày chủ nhật buồn. Còn ai, còn ai. Đóa hoa hồng vùi quên trong tay…”****
Lời hát lập đi lập lại, như một điệp khúc của những cơn mưa đổ xuống, như giấc mộng ngàn năm như những nồng nàn, và giận hờn,
“…Ôi đường phố dài. Lời ru miệt mài. Ngàn năm, ngàn năm. Ru em giận hờn. Ru em giận hờn…”****
Như một quy luật sáng tác, những tác phẩm đầu tay bao giờ cũng mang những hơi thở của cảm xúc hơn bao giờ, như cảm xúc mối tình đầu, nụ hôn đầu, cũng như khi biết buồn với tuổi buồn mang theo, còn gì buồn hơn thế, trong những ngày cô đơn, một mình nơi chốn hoang vu xa lạ và hững hờ vì đâu. Lời hát đẹp như những vần thơ của cảm xúc,
“…Trời còn làm mưa. Mưa rơi, mưa rơi. Từng phiến băng dài. Trên hai tay xuôi. Tuổi buồn em mang. Đi trong hư vô. Ngày qua hững hờ…”****
Nỗi nhớ như dài hơn, buồn hơn, khi mưa vẫn rơi trong chiều, với nỗi buồn mang theo. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhìn mưa và nhớ về nơi một nơi nào đó có mây hồng, có hình bóng ai qua, với thời gian cuốn đi theo lá gió rơi trên vai trong tuổi buồn như lá mênh mông,
“…Trời còn làm mưa. Mưa rơi, mưa rơi. Từng phiến mây hồng. Em mang trên vai. Tuổi buồn như lá. Gió mãi cuốn đi. Quay tận cuối trời…”****
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với những ngày mưa và những nỗi buồn, tất cả dâng tràn trong trái tim người nghệ sĩ, cũng như hình ảnh ai đó ngang qua trong tâm tưởng, với những ngày lễ thánh trong tiêng chuông vang vọng đánh thức không gian ngày chủ nhật buồn, và vẫn còn đóa hoa hồng héo tàn trên đôi môi héo úa với nỗi buồn xa xăm còn lại, có quên,
“…Trời còn làm mưa. Mưa rơi thênh thang. Từng gót chân trần. Em quên, em quên. Ôi miền giáo đường. Ngày chủ nhật buồn. Còn ai, còn ai. Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi…”****
Yêu một người và nhớ một đời, tất cả đi qua trong trái tim người nghệ sĩ, như lời ru thầm mang đến trong giấc mộng, trong những muộn phiền và bạc lòng, miệt mài với tháng năm,
“…Em gầy ngón dài. Lời ru miệt mài. Ngàn năm, ngàn năm. Ru em muộn phiền. Ru em bạc lòng…”****
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thông thạo tiếng Pháp, và trong những lời ông viết, mang đến nhiều cảm nhận sâu sắc đầy hình ảnh và ẩn dụ, …j’irai pleurer sous la pluie (Tôi sẽ khóc dưới mưa).
Trong một lá thư khác ông viết “…Auras tu jamais le temps de revenir (Có bao giờ thời gian quay lại), nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất thích nghe và hát ca khúc Et j’entends siffler le train (Và tôi nghe tiếng con tàu)… trong đó có lời hát J’entendrai siffler ce train toute ma vie (Và tôi nghe tiếng con tàu này suốt đời tôi).
Có phải tiếng con tàu nói lên sự chia ly, và sự chia ly đó suốt đời, có phải đó là nỗi buồn mang theo, của người nghệ sĩ, trong tiếng mưa rơi, khi khóc trong mưa.

Ngày đó ca khúc Tuổi đá buồn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang đến nhiều nghĩ ngợi, câu chuyện tình tuổi trẻ với nỗi nhớ về một tình yêu, ngày đó các ca khúc của Trịnh Công Sơn mang hơi thở của cuộc sống, tuổi trẻ và tình yêu, của những trái tim và tuổi trẻ khát khao cuộc sống và hy vọng, cũng như đang chìm đắm dưới những cơn mưa, và đang khóc dưới mưa.

Ca khúc Tuổi đá buồn, mang một ẩn dụ, đó là tuổi nào, hay có phải như câu chuyện ngàn năm, như nỗi buồn âm thầm của những viên đá cuội, ngàn năm nằm đó nhìn thời gian và cuộc đời đi qua, với nỗi nhớ về một con người, cuộc đời và tình yêu.
Hình ảnh của tình yêu trong ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đẹp như tranh vẽ, trong đó có ngôi giáo đường khuất mờ trong mưa, với những cơn mưa tầm tã với bóng người thiếu nữ ngang qua trong lời ru ngàn năm còn mãi.

Cùng với Diễm xưa, Hạ trắng, Mưa hồng, Nắng thủy tinh, Biển nhớ, Cuối cùng cho một tình yêu, Dấu chân địa đàng…vv Tuổi đá buồn là ca khúc để lại nhiều cảm xúc nhất trong trái tim nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang đến cho người nghe.
Ngày đó tiếng hát Khánh Ly da diết xa vắng đầy cảm xúc và nỗi nhớ trong ca khúc Tuổi đá buồn, cũng như tiếng đàn trémolo của nghệ sĩ guitar Trần Văn Phú (1947-2014) một thời trong nhạc khúc Tuổi đá buồn ông soạn cho guitar.

Ca khúc Tuổi đá buồn viết đoạn đầu 3 thăng, đoạn sau 4 thăng nghe da diết đến tận cùng của cảm xúc trong tim, như tiếng mưa rơi, tầm tao và ào ạt như những cơn gió kéo qua, làm nỗi buồn cuốn sâu hơn, sâu thẳm của đau thương và hạnh phúc.
Tình yêu trong trái tim người nghệ sĩ, với thời gian và năm tháng, đó là dấu ấn của cuộc đời dành cho một con người, phải không, như tuổi đá buồn.
***
Saigonvip 30/04/2024
************************************
* Tuổi đá buồn: Ca khúc được viết bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1967. Bài hát được trình bày qua giọng hát Khánh Ly.
** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Buôn Ma Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn.
Nhạc sĩ là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc đương đại Việt. Các tác phẩm tiêu biểu như Ướt mi, Diễm xưa, Biển nhớ, Hạ trắng, Nắng thủy tinh, Mưa hồng, Tuổi đá buồn, Nhìn những mùa thu đi, Ru em từng ngón xuân nồng, Như cánh vạc bay, Rừng xưa đã khép, Rồi như đá ngây ngô, Đêm thấy ta là thác đổ, Phôi pha, Ngụ ngôn mùa đông, Đàn bò vào thành phố, Người già em bé, Tôi sẽ đi thăm, Đồng dao hòa bình, Chờ nhìn quê hương sáng chói, Cánh đồng hòa bình, Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Như một lời chia tay...vv
*** Khánh Ly: Ca sĩ, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1045 tại Hà Nội. Sau 1975 sống và làm việc tại California, Hoa Kỳ. Giọng hát Khánh Ly gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Được mệnh danh là nữ hoàng chân đất trước 1975. @Olineasdf @dungdamchemnhau 🙏

 
2. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là Câu chuyện tình yêu & Tuổi đá buồn
***
Có những ký ức và những kỷ niệm đi theo trong những năm tháng trong cuộc đời, với ai đó, cũng như với chúng ta, trong đó có những ký ức và kỷ niệm về những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với giai điệu và lời hát, chất chứa biết bao những cảm xúc trong đó, của một thời tuổi trẻ ngây thơ và tràn đầy ước vọng về tình yêu và cuộc đời.

Những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với biết bao điều ở đó, như một dấu ấn âm nhạc về một dòng nhạc, đó là nhạc Trịnh, về một con người với biết bao yêu thương với cuộc đời và bè bạn, cũng như những mối tình đi qua trong đời.
Nói gì thì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn là một con người, của đất mẹ Việt Nam, mang trong mình dòng máu da vàng, với trái tim yêu thương quê hương dân tộc và cội nguồn, với những ký ức và kỷ niệm của vùng đất cố đô Huế, với giọng nói nhẹ dịu dàng, làm nên đặc trưng của lời hát và giai điệu trong các ca khúc của ông.

Điều làm nên các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lẽ là từ trong trái tim ông, thơ văn và nhạc đã tự thân hòa với nhau theo thời gian và không gian của những suy tưởng với nguồn cảm hứng đến trong những khoảnh khắc đó.
Giai điệu hòa theo lời hát, như tiếng thì thầm cất cao thành tiếng hát của trái tim và tình yêu. Những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đến từ những cảm xúc, cảm hứng và như câu chuyện kể của người nghệ sĩ muốn cất lên cho đời và cho người.

Âm nhạc Trịnh Công Sơn đến theo nhiều giai đoạn trong những năm tháng của biết bao người, thế hệ cùng tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và trước đó giờ đây cũng như lời hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài hát Tình xa, “…Nhìn lại mình đời đã xanh rêu.”
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939, nếu còn sống năm nay ông cũng đã 84 tuổi, như ca khúc đầu tay công bố năm 1959, Ướt mi, người nhạc sĩ trẻ năm đó vừa tròn 20, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tốt nghiệp trường Sư Phạm Quy Nhơn (1962-1964), và khi ra trường được phân bổ về dạy tại Bảo Lộc (B’lao).

Ngày đó các thầy cô giáo còn được gọi là giáo sư, một chức danh được xã hội trọng nể, ngoài thời gian dạy học, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhiều thời gian cho các sáng tác của mình, và không ngờ B’lao lại mang đến nhiều cảm hứng sáng tác cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Một trong những sáng tác trong thời kỳ ở Bảo Lộc (B’lao) làm nên tên tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ca khúc Tuổi đá buồn, viết năm 1967.
Đó là câu chuyện tình yêu trong ca khúc Tuổi đá buồn *, sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn** trình bày qua giọng hát nữ ca sĩ Khánh Ly***.
Tuổi đá buồn
“Trời còn làm mưa
Mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn
Em mang, em mang
Đi về giáo đường
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai, còn ai
Đóa hoa hồng cài lên tóc mây
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm, ngàn năm
Ru em nồng nàn
Ru em nồng nàn
Trời còn làm mây
Mây trôi lang thang
Sợi tóc em bồng
Trôi nhanh, trôi nhanh
Như dòng nước hiền
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai, còn ai
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm, ngàn năm
Ru em giận hờn
Ru em giận hờn
Trời còn làm mưa
Mưa rơi, mưa rơi
Từng phiến băng dài
Trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang
Đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ
Trời còn làm mưa
Mưa rơi, mưa rơi
Từng phiến mây hồng
Em mang trên vai
Tuổi buồn như lá
Gió mãi cuốn đi
Quay tận cuối trời
Trời còn làm mưa
Mưa rơi thênh thang
Từng gót chân trần
Em quên, em quên
Ôi miền giáo đường
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai, còn ai
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi
Em gầy ngón dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm, ngàn năm
Ru em muộn phiền
Ru em bạc lòng
Trời còn làm mây
Mây trôi lang thang
Sợi tóc em bồng
Trôi nhanh, trôi nhanh
Như dòng nước hiền
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai, còn ai
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm, ngàn năm
Ru em giận hờn
Ru em giận hờn
Trời còn làm mưa
Mưa rơi, mưa rơi
Từng phiến băng dài
Trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang
Đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ
Trời còn làm mưa
Mưa rơi, mưa rơi
Từng phiến mây hồng
Em mang trên vai
Tuổi buồn như lá
Gió mãi cuốn đi
Quay tận cuối trời
Trời còn làm mưa
Mưa rơi thênh thang
Từng gót chân trần
Em quên, em quên
Ôi miền giáo đường
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai, còn ai
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi
Em gầy ngón dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm, ngàn năm
Ru em muộn phiền
Ru em bạc lòng”
(Lời bài hát Tuổi đá buồn, tác giả Trịnh Công Sơn)

Bảo Lộc mưa nhiều, và ngôi trường nhỏ trên vùng đất hoang vu, đầy ắp sương mù và gió lạnh, nắng vàng và có khi yếu ớt, với thông xanh, và loài hoa vàng mang tên dã quỳ, cũng như hoa hướng dương vàng rực rỡ.
Ngôi thánh đường nhỏ vang vọng tiếng chuông mỗi ngày, và những ngày lễ chủ nhật với những tà áo dài ngang qua nơi ngôi nhà nhỏ có người nhạc sĩ với nỗi buồn vương, nhớ về nơi xa,

“Trời còn làm mưa. Mưa rơi mênh mang. Từng ngón tay buồn. Em mang, em mang. Đi về giáo đường. Ngày chủ nhật buồn. Còn ai, còn ai. Đóa hoa hồng cài lên tóc mây…”****
Nỗi nhớ không biết từ bao giờ, nhưng dường như dài vô tận, trong lời ru nồng nàn,
“…Ôi đường phố dài. Lời ru miệt mài. Ngàn năm, ngàn năm. Ru em nồng nàn. Ru em nồng nàn…”****
Có một nỗi nhớ mang theo, nơi vùng đất không dấu chân người, chỉ có hình bóng của mây, với những cơn mưa lạnh, và hình ảnh người con gái ngang qua mỗi ngày, với đóa hồng trên tay, để lại nỗi nhớ cho người nghệ sĩ với bóng hình người yêu thương nơi cuối trời,
“…Trời còn làm mây. Mây trôi lang thang. Sợi tóc em bồng. Trôi nhanh, trôi nhanh. Như dòng nước hiền. Ngày chủ nhật buồn. Còn ai, còn ai. Đóa hoa hồng vùi quên trong tay…”****
Lời hát lập đi lập lại, như một điệp khúc của những cơn mưa đổ xuống, như giấc mộng ngàn năm như những nồng nàn, và giận hờn,
“…Ôi đường phố dài. Lời ru miệt mài. Ngàn năm, ngàn năm. Ru em giận hờn. Ru em giận hờn…”****
Như một quy luật sáng tác, những tác phẩm đầu tay bao giờ cũng mang những hơi thở của cảm xúc hơn bao giờ, như cảm xúc mối tình đầu, nụ hôn đầu, cũng như khi biết buồn với tuổi buồn mang theo, còn gì buồn hơn thế, trong những ngày cô đơn, một mình nơi chốn hoang vu xa lạ và hững hờ vì đâu. Lời hát đẹp như những vần thơ của cảm xúc,
“…Trời còn làm mưa. Mưa rơi, mưa rơi. Từng phiến băng dài. Trên hai tay xuôi. Tuổi buồn em mang. Đi trong hư vô. Ngày qua hững hờ…”****
Nỗi nhớ như dài hơn, buồn hơn, khi mưa vẫn rơi trong chiều, với nỗi buồn mang theo. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhìn mưa và nhớ về nơi một nơi nào đó có mây hồng, có hình bóng ai qua, với thời gian cuốn đi theo lá gió rơi trên vai trong tuổi buồn như lá mênh mông,
“…Trời còn làm mưa. Mưa rơi, mưa rơi. Từng phiến mây hồng. Em mang trên vai. Tuổi buồn như lá. Gió mãi cuốn đi. Quay tận cuối trời…”****
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với những ngày mưa và những nỗi buồn, tất cả dâng tràn trong trái tim người nghệ sĩ, cũng như hình ảnh ai đó ngang qua trong tâm tưởng, với những ngày lễ thánh trong tiêng chuông vang vọng đánh thức không gian ngày chủ nhật buồn, và vẫn còn đóa hoa hồng héo tàn trên đôi môi héo úa với nỗi buồn xa xăm còn lại, có quên,
“…Trời còn làm mưa. Mưa rơi thênh thang. Từng gót chân trần. Em quên, em quên. Ôi miền giáo đường. Ngày chủ nhật buồn. Còn ai, còn ai. Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi…”****
Yêu một người và nhớ một đời, tất cả đi qua trong trái tim người nghệ sĩ, như lời ru thầm mang đến trong giấc mộng, trong những muộn phiền và bạc lòng, miệt mài với tháng năm,
“…Em gầy ngón dài. Lời ru miệt mài. Ngàn năm, ngàn năm. Ru em muộn phiền. Ru em bạc lòng…”****
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thông thạo tiếng Pháp, và trong những lời ông viết, mang đến nhiều cảm nhận sâu sắc đầy hình ảnh và ẩn dụ, …j’irai pleurer sous la pluie (Tôi sẽ khóc dưới mưa).
Trong một lá thư khác ông viết “…Auras tu jamais le temps de revenir (Có bao giờ thời gian quay lại), nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất thích nghe và hát ca khúc Et j’entends siffler le train (Và tôi nghe tiếng con tàu)… trong đó có lời hát J’entendrai siffler ce train toute ma vie (Và tôi nghe tiếng con tàu này suốt đời tôi).
Có phải tiếng con tàu nói lên sự chia ly, và sự chia ly đó suốt đời, có phải đó là nỗi buồn mang theo, của người nghệ sĩ, trong tiếng mưa rơi, khi khóc trong mưa.

Ngày đó ca khúc Tuổi đá buồn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang đến nhiều nghĩ ngợi, câu chuyện tình tuổi trẻ với nỗi nhớ về một tình yêu, ngày đó các ca khúc của Trịnh Công Sơn mang hơi thở của cuộc sống, tuổi trẻ và tình yêu, của những trái tim và tuổi trẻ khát khao cuộc sống và hy vọng, cũng như đang chìm đắm dưới những cơn mưa, và đang khóc dưới mưa.

Ca khúc Tuổi đá buồn, mang một ẩn dụ, đó là tuổi nào, hay có phải như câu chuyện ngàn năm, như nỗi buồn âm thầm của những viên đá cuội, ngàn năm nằm đó nhìn thời gian và cuộc đời đi qua, với nỗi nhớ về một con người, cuộc đời và tình yêu.
Hình ảnh của tình yêu trong ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đẹp như tranh vẽ, trong đó có ngôi giáo đường khuất mờ trong mưa, với những cơn mưa tầm tã với bóng người thiếu nữ ngang qua trong lời ru ngàn năm còn mãi.

Cùng với Diễm xưa, Hạ trắng, Mưa hồng, Nắng thủy tinh, Biển nhớ, Cuối cùng cho một tình yêu, Dấu chân địa đàng…vv Tuổi đá buồn là ca khúc để lại nhiều cảm xúc nhất trong trái tim nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang đến cho người nghe.
Ngày đó tiếng hát Khánh Ly da diết xa vắng đầy cảm xúc và nỗi nhớ trong ca khúc Tuổi đá buồn, cũng như tiếng đàn trémolo của nghệ sĩ guitar Trần Văn Phú (1947-2014) một thời trong nhạc khúc Tuổi đá buồn ông soạn cho guitar.

Ca khúc Tuổi đá buồn viết đoạn đầu 3 thăng, đoạn sau 4 thăng nghe da diết đến tận cùng của cảm xúc trong tim, như tiếng mưa rơi, tầm tao và ào ạt như những cơn gió kéo qua, làm nỗi buồn cuốn sâu hơn, sâu thẳm của đau thương và hạnh phúc.
Tình yêu trong trái tim người nghệ sĩ, với thời gian và năm tháng, đó là dấu ấn của cuộc đời dành cho một con người, phải không, như tuổi đá buồn.
***
Saigonvip 30/04/2024
************************************
* Tuổi đá buồn: Ca khúc được viết bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1967. Bài hát được trình bày qua giọng hát Khánh Ly.
** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Buôn Ma Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn.
Nhạc sĩ là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc đương đại Việt. Các tác phẩm tiêu biểu như Ướt mi, Diễm xưa, Biển nhớ, Hạ trắng, Nắng thủy tinh, Mưa hồng, Tuổi đá buồn, Nhìn những mùa thu đi, Ru em từng ngón xuân nồng, Như cánh vạc bay, Rừng xưa đã khép, Rồi như đá ngây ngô, Đêm thấy ta là thác đổ, Phôi pha, Ngụ ngôn mùa đông, Đàn bò vào thành phố, Người già em bé, Tôi sẽ đi thăm, Đồng dao hòa bình, Chờ nhìn quê hương sáng chói, Cánh đồng hòa bình, Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Như một lời chia tay...vv
*** Khánh Ly: Ca sĩ, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1045 tại Hà Nội. Sau 1975 sống và làm việc tại California, Hoa Kỳ. Giọng hát Khánh Ly gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Được mệnh danh là nữ hoàng chân đất trước 1975. @Olineasdf @dungdamchemnhau 🙏


Để tao đọc cái 🙏
 
Ca từ bài này mơi chút ngây dại, khờ khạo. Dù vậy chàng trai vẫn nguyện đắm mình trong sự khờ dại đó thêm lần nữa.
Chỉ để trải nghiệm trọn vẹn cái buồn vui thêm lần nữa.
Nó gợi lên trong tao hình ảnh nhà thờ, giáo đường nhưng vang vọng tiếng chuông chùa xa khuất.
Chút gì đó hoài niệm, luyến tiếc, bỏ lỡ trong đó.
Nhưng cũng vừa đủ đẹp, vừa đủ để nhớ, để nhắc lại ở phương trời xa xôi.
 
3. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là Câu chuyện tình yêu & Xin mặt trời ngủ yên
***
Mặt trời và mặt trăng, không biết từ bao giờ đã đi vào đời sống con người như một thần thoại, cùng với những huyền thoại, về thần mặt trời, mặt trăng, hay những vì sao lấp lánh là thế giới của những vị thần.
Con người với những giấc mơ của mình, với những phát hiện trong lịch sử thế giới loài người, đã biết trái đất và mặt trăng xoay xung quanh mặt trời cũng như những hành tinh khác trong thái dương hệ của giải ngân hà mênh mông bao la.
Mặt trời đi vào huyền thoại, với những truyền thuyết và những giấc mơ dài theo năm tháng của con người, và đi vào văn chương, nghệ thuật và âm nhạc…vv
Có một loài hoa quay về phía mặt trời, được gọi là hoa hướng dương (tournesol), cũng có loại hoa mười giờ, cứ đến mười giờ khi nắng lên là hoa nở…vv

Mặt trời và câu chuyện trái đất quay xung quanh mặt trời làm nhớ đến nhà khoa học người Pháp Galilee, với câu nói nổi tiếng khi bị đưa lên dàn thiêu, “..."Et pourtant, elle tourne” (Tuy nhiên, nó vẫn quay).
Nếu mặt trời không quay nữa, điều gì sẽ xảy ra? Đó là những câu hỏi của biết bao nhà nghiên cứu cũng như mọi người, và dường như câu trả lời đều giống nhau, cuộc sống của con người trên trái đất sẽ không còn.
Những câu chuyện về mặt trời không bao giờ ngừng lại, cũng như với các sáng tác của các nghệ sĩ, ngay cả của các trẻ em, chúng luôn vẽ mặt trời, ngôi nhà, hoa lá và cỏ cây, bố mẹ ông bà anh chị em và chú chó, chú mèo yêu quý của chúng, có phải mặt trời luôn ngự trị trong cuộc sống phải không.

Và nếu có ai đó với giấc mơ xin mặt trời ngủ yên, đó là câu chuyện tình yêu trong ca khúc Xin mặt trời ngủ yên*, sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn**, trình bày qua giọng hát Khánh Ly***.
Xin mặt trời ngủ yên
“Một ngày ngày đã qua
Ôi một ngày ngày chóng qua
Một chiều, một ngày âm thầm đã
Đã trôi đi không còn gì
Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè
Ngựa hồng đã mỏi vó
Chết trên đồi quê hương
Còn có ai không còn người
Ôi nhân loại, mặt trời và em thôi
Này đôi môi xin thương người
Ôi nhân loại, mặt trời trong tôi
Một ngày, ngày đã qua
Ôi từng ngày, từng xót xa
Một chiều, một ngày tay người đã
Thả mây bay cho đường dài
Sau chinh chiến ôi quê hương thần thoại
Thuở hồng hoang đã thấy
Đã xanh ngời liêu trai
Còn có ai trên cuộc đời
Ôi nhân loại còn người và tôi thôi
Rồi lang thang như mây trời
Ôi nhân loại còn người trong tôi
Một ngày, ngày đã qua
Ôi từng ngày, từng xót xa
Một chiều, một ngày tay người đã
Thả mây bay cho đường dài
Sau chinh chiến ôi quê hương thần thoại
Thuở hồng hoang đã thấy
Đã xanh ngời liêu trai
Còn có ai trên cuộc đời
Ôi nhân loại còn người và tôi thôi
Rồi lang thang như mây trời
Ôi nhân loại còn người trong tôi
Mặt trời đã ngủ yên
Xin mặt trời hãy ngủ yên
Người hãy nhớ mang theo hành trang
Qua khoảng trời vắng chân mây địa đàng
Người hãy nhớ mang theo hành trang
Qua khoảng trời vắng chân mây địa đàng
Người hãy nhớ, hãy nhớ hoài
Người hãy nhớ, hãy nhớ đời
Người hãy nhớ, hãy nhớ người
Hãy nhớ người, hãy nhớ
Hãy nhớ người
(Lời bài hát Xin mặt trời ngủ yên)

Những năm 59, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết ca khúc Ướt mi, được coi như là một trong những tác phẩm đầu tay của ông như nói rằng một ngôi sao sáng vừa xuất hiện, và nền âm nhạc Việt vừa xuất hiện một trong những người viết tình ca hay nhất.
Dường như thời cuộc và cuộc đời đã in đậm trong trái tim chàng trai tuổi đôi mươi những nghĩ suy về dòng đời, với thời gian đi qua, với khoảng trống để lại trong trái tim và tâm hồn đó, để lại trên giai điệu và lời hát những cảm xúc chợt đến, bất chợt, mênh mông, não nề,

“Một ngày ngày đã qua. Ôi một ngày ngày chóng qua. Một chiều, một ngày âm thầm đã. Đã trôi đi không còn gì…”****
Chiến tranh giữa những người anh em, với cuộc sống và cái chết, với cái nhìn từ mỗi phía, bạn là ai, bạn từ đâu đến, như những câu chuyện của cuộc đời, với hai cuộc chiến tranh thế giới, với những con người nô lệ và thân phận bọt bèo… dường như trĩu nặng trong trái tim và suy nghĩ biết bao người.

Ý nghĩa về cuộc sống và năm tháng, với quá khứ và tương lai, hiện tại chồng chất, lịch sử ngàn năm để lại...vv nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhìn về cuộc chiến với cái nhìn tuổi trẻ của mình, bạn bè của mình, với những phi lý của chiến tranh, với những gì mà tuổi trẻ phải gánh chịu, như một kẻ lưu lạc ngay trên quê hương mình,
“…Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè. Ngựa hồng đã mỏi vó. Chết trên đồi quê hương…”****
Những vết thương chiến tranh để lại trong trái tim người nhạc sĩ những nỗi đau, những trăn trở, phiền muộn, phải chăng con người cần được mặt trời sưởi ấm trái tim và tâm hồn, để biết thương nhau, yêu nhau, tìm thấy nhau,
“…Còn có ai không còn người. Ôi nhân loại, mặt trời và em thôi. Này đôi môi xin thương người. Ôi nhân loại, mặt trời trong tôi…”****

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết nhạc để phản đối chiến tranh, phản kháng những gì mà chiến tranh để lại trên quê hương, với những vết thương chiến tranh trên từng ngày, từng con người và cuộc đời, lấy đi những giấc mơ, ánh mắt và tiếng cười. Có bao giờ bạn thả bay đi giấc mơ của mình, tình yêu của mình, trên con đường mây bay,

“…Một ngày, ngày đã qua. Ôi từng ngày, từng xót xa. Một chiều, một ngày tay người đã. Thả mây bay cho đường dài…”****
Những bài học lịch sử để lại những niềm tự hào, cũng như những nỗi buồn, xót xa, với năm tháng của đất nước và dân tộc, của dòng máu lạc hồng, con rồng cháu tiên, cũng như bánh xe lịch sử xoay tròn, với những năm tháng vẻ vang hào hùng của cha ông và dân tộc, nay đã chìm vào quá khứ xa xăm,
“…Sau chinh chiến ôi quê hương thần thoại. Thuở hồng hoang đã thấy. Đã xanh ngời liêu trai…”****
Lời gọi từ trái tim và tâm hồn, với con người và cuộc đời, với những ngày tháng lang thang như mây trời, với tình yêu và những ngày tháng hạnh phúc, nhưng giờ đây không còn nữa, không còn hình bóng của tình yêu, của ai đó trong trái tim người nghệ sĩ,
“…Còn có ai trên cuộc đời. Ôi nhân loại còn người và tôi thôi. Rồi lang thang như mây trời. Ôi nhân loại còn người trong tôi…”****

Có phải mặt trời đã ngủ yên như lời hát, và những hy vọng còn lại, hay lời khẩn cầu để tất cả sẽ dừng lại, để quên đi trong giấc ngủ, một giấc ngủ yên bình với những gì mang theo là hành trang về nơi chốn cũ, của ngày xưa cũ hạnh phúc yêu thương một thời dấu yêu. Với lời nói còn lại trong trái tim người nghệ sĩ, nhớ người, nhớ hoài,
“…Mặt trời đã ngủ yên. Xin mặt trời hãy ngủ yên. Người hãy nhớ mang theo hành trang. Qua khoảng trời vắng chân mây địa đàng… Người hãy nhớ, hãy nhớ hoài. Người hãy nhớ, hãy nhớ đời. Người hãy nhớ, hãy nhớ người. Hãy nhớ người, hãy nhớ. Hãy nhớ người.”****

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra trường sư phạm ở Quy Nhơn, được cử đi dạy học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, người dân tộc gọi là B’lao, ở đây niềm vui duy nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là thư từ với bạn bè, cũng như nhìn ngắm màu hoa vàng rực rỡ của hướng dương và dã quỳ, với thông xanh reo rì rào lạnh vắng.
Những lá thư đi lại giữa B’lao và Huế, Sài Gòn...vv như là những cuộc đối thoại của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với tình yêu và bạn bè, với nỗi nhớ và yêu thương.

Vùng đất với sương mây gió lạnh, có những ngày mặt trời đi ngủ sớm, có phải đó là những gì mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhìn thấy mỗi ngày với tâm trạng của những cảm xúc đi qua, vui buồn lẫn lộn, cùng với dấu ấn của thời cuộc.
Nhớ về thân phận con người, lạc loài từ khi ra khỏi vườn địa đàng, một trời phiêu lãng, thân phận của một dân tộc ngàn năm lưu lạc như Do Thái để rồi trở lại thành quốc gia Israel (1967) như sấm truyền.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang trong mình hai nền văn hóa đông tây, cùng với ảnh hưởng gia đình, phật giáo của vùng đất cố đô, với trái tim tuổi trẻ và thời đại, yêu và sống, với những ước mơ và khát vọng, dân tộc Việt rồi cũng sẽ đến ngày hòa bình, đất nước thanh bình yên vui.

Nhưng giấc mơ đó đến bao giờ mới tới, khi cuộc chiến tranh ngày càng khốc liệt hơn, xã hội ly loạn hơn. Có phải vì thế mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cất lên tiếng nói của mình, bằng lời hát, như một tiếng nói của tuổi trẻ của biết bao tiếng nói tuổi trẻ trên khắp mọi miền.

Xin mặt trời ngủ yên, có phải để mặt trời không còn quay nữa, để thời gian dừng lại, không còn ngày và đêm. Để ngủ yên như giấc ngủ của con người, để mọi thứ chìm vào trong giấc ngủ, và trong giấc ngủ đó tìm lại giấc mơ ngày xưa, với hạnh phúc và yêu thương của ngày xưa cũ.
Cũng là giấc mơ của người nhạc sĩ, của chàng trai tuổi trẻ với mong ước thấy mặt trời trong mình, như lời nói thầm gửi đến ai đó, mặt trời như là đóa hoa hướng dương, tuornesol, hãy ngủ yên.
Xin mặt trời ngủ yên, có phải đó là lời nói sau cùng cho một cuộc tình đã xa, với giấc ngủ yên của mặt trời trong trái tim người nghệ sĩ.
***
Saigonvip 01/05/2024
*************************************
* Xin mặt trời ngủ yên: Bài hát được viết bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1964. Bài hát được trình bày qua giọng hát Khánh Ly, Ngọc Lan, Quang Dũng...vv
** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Buôn Ma Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn.
Nhạc sĩ là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc đương đại Việt. Các tác phẩm tiêu biểu như Ướt mi, Diễm xưa, Biển nhớ, Hạ trắng, Nắng thủy tinh, Mưa hồng, Nhìn những mùa thu đi, Ru em từng ngón xuân nồng, Như cánh vạc bay, Rừng xưa đã khép, Rồi như đá ngây ngô, Đêm thấy ta là thác đổ, Phôi pha, Ngụ ngôn mùa đông, Đàn bò vào thành phố, Người già em bé, Tôi sẽ đi thăm, Đồng dao hòa bình, Chờ nhìn quê hương sáng chói, Cánh đồng hòa bình, Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Như một lời chia tay …vv
*** Khánh Ly: Ca sĩ, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1045 tại Hà Nội. Sau 1975 sống và làm việc tại California, Hoa Kỳ. Giọng hát Khánh Ly gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Được mệnh danh là nữ hoàng chân đất trước 1975.

 
3. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là Câu chuyện tình yêu & Xin mặt trời ngủ yên
***
Mặt trời và mặt trăng, không biết từ bao giờ đã đi vào đời sống con người như một thần thoại, cùng với những huyền thoại, về thần mặt trời, mặt trăng, hay những vì sao lấp lánh là thế giới của những vị thần.
Con người với những giấc mơ của mình, với những phát hiện trong lịch sử thế giới loài người, đã biết trái đất và mặt trăng xoay xung quanh mặt trời cũng như những hành tinh khác trong thái dương hệ của giải ngân hà mênh mông bao la.
Mặt trời đi vào huyền thoại, với những truyền thuyết và những giấc mơ dài theo năm tháng của con người, và đi vào văn chương, nghệ thuật và âm nhạc…vv
Có một loài hoa quay về phía mặt trời, được gọi là hoa hướng dương (tournesol), cũng có loại hoa mười giờ, cứ đến mười giờ khi nắng lên là hoa nở…vv

Mặt trời và câu chuyện trái đất quay xung quanh mặt trời làm nhớ đến nhà khoa học người Pháp Galilee, với câu nói nổi tiếng khi bị đưa lên dàn thiêu, “..."Et pourtant, elle tourne” (Tuy nhiên, nó vẫn quay).
Nếu mặt trời không quay nữa, điều gì sẽ xảy ra? Đó là những câu hỏi của biết bao nhà nghiên cứu cũng như mọi người, và dường như câu trả lời đều giống nhau, cuộc sống của con người trên trái đất sẽ không còn.
Những câu chuyện về mặt trời không bao giờ ngừng lại, cũng như với các sáng tác của các nghệ sĩ, ngay cả của các trẻ em, chúng luôn vẽ mặt trời, ngôi nhà, hoa lá và cỏ cây, bố mẹ ông bà anh chị em và chú chó, chú mèo yêu quý của chúng, có phải mặt trời luôn ngự trị trong cuộc sống phải không.

Và nếu có ai đó với giấc mơ xin mặt trời ngủ yên, đó là câu chuyện tình yêu trong ca khúc Xin mặt trời ngủ yên*, sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn**, trình bày qua giọng hát Khánh Ly***.
Xin mặt trời ngủ yên
“Một ngày ngày đã qua
Ôi một ngày ngày chóng qua
Một chiều, một ngày âm thầm đã
Đã trôi đi không còn gì
Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè
Ngựa hồng đã mỏi vó
Chết trên đồi quê hương
Còn có ai không còn người
Ôi nhân loại, mặt trời và em thôi
Này đôi môi xin thương người
Ôi nhân loại, mặt trời trong tôi
Một ngày, ngày đã qua
Ôi từng ngày, từng xót xa
Một chiều, một ngày tay người đã
Thả mây bay cho đường dài
Sau chinh chiến ôi quê hương thần thoại
Thuở hồng hoang đã thấy
Đã xanh ngời liêu trai
Còn có ai trên cuộc đời
Ôi nhân loại còn người và tôi thôi
Rồi lang thang như mây trời
Ôi nhân loại còn người trong tôi
Một ngày, ngày đã qua
Ôi từng ngày, từng xót xa
Một chiều, một ngày tay người đã
Thả mây bay cho đường dài
Sau chinh chiến ôi quê hương thần thoại
Thuở hồng hoang đã thấy
Đã xanh ngời liêu trai
Còn có ai trên cuộc đời
Ôi nhân loại còn người và tôi thôi
Rồi lang thang như mây trời
Ôi nhân loại còn người trong tôi
Mặt trời đã ngủ yên
Xin mặt trời hãy ngủ yên
Người hãy nhớ mang theo hành trang
Qua khoảng trời vắng chân mây địa đàng
Người hãy nhớ mang theo hành trang
Qua khoảng trời vắng chân mây địa đàng
Người hãy nhớ, hãy nhớ hoài
Người hãy nhớ, hãy nhớ đời
Người hãy nhớ, hãy nhớ người
Hãy nhớ người, hãy nhớ
Hãy nhớ người
(Lời bài hát Xin mặt trời ngủ yên)

Những năm 59, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết ca khúc Ướt mi, được coi như là một trong những tác phẩm đầu tay của ông như nói rằng một ngôi sao sáng vừa xuất hiện, và nền âm nhạc Việt vừa xuất hiện một trong những người viết tình ca hay nhất.
Dường như thời cuộc và cuộc đời đã in đậm trong trái tim chàng trai tuổi đôi mươi những nghĩ suy về dòng đời, với thời gian đi qua, với khoảng trống để lại trong trái tim và tâm hồn đó, để lại trên giai điệu và lời hát những cảm xúc chợt đến, bất chợt, mênh mông, não nề,

“Một ngày ngày đã qua. Ôi một ngày ngày chóng qua. Một chiều, một ngày âm thầm đã. Đã trôi đi không còn gì…”****
Chiến tranh giữa những người anh em, với cuộc sống và cái chết, với cái nhìn từ mỗi phía, bạn là ai, bạn từ đâu đến, như những câu chuyện của cuộc đời, với hai cuộc chiến tranh thế giới, với những con người nô lệ và thân phận bọt bèo… dường như trĩu nặng trong trái tim và suy nghĩ biết bao người.

Ý nghĩa về cuộc sống và năm tháng, với quá khứ và tương lai, hiện tại chồng chất, lịch sử ngàn năm để lại...vv nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhìn về cuộc chiến với cái nhìn tuổi trẻ của mình, bạn bè của mình, với những phi lý của chiến tranh, với những gì mà tuổi trẻ phải gánh chịu, như một kẻ lưu lạc ngay trên quê hương mình,
“…Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè. Ngựa hồng đã mỏi vó. Chết trên đồi quê hương…”****
Những vết thương chiến tranh để lại trong trái tim người nhạc sĩ những nỗi đau, những trăn trở, phiền muộn, phải chăng con người cần được mặt trời sưởi ấm trái tim và tâm hồn, để biết thương nhau, yêu nhau, tìm thấy nhau,
“…Còn có ai không còn người. Ôi nhân loại, mặt trời và em thôi. Này đôi môi xin thương người. Ôi nhân loại, mặt trời trong tôi…”****

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết nhạc để phản đối chiến tranh, phản kháng những gì mà chiến tranh để lại trên quê hương, với những vết thương chiến tranh trên từng ngày, từng con người và cuộc đời, lấy đi những giấc mơ, ánh mắt và tiếng cười. Có bao giờ bạn thả bay đi giấc mơ của mình, tình yêu của mình, trên con đường mây bay,

“…Một ngày, ngày đã qua. Ôi từng ngày, từng xót xa. Một chiều, một ngày tay người đã. Thả mây bay cho đường dài…”****
Những bài học lịch sử để lại những niềm tự hào, cũng như những nỗi buồn, xót xa, với năm tháng của đất nước và dân tộc, của dòng máu lạc hồng, con rồng cháu tiên, cũng như bánh xe lịch sử xoay tròn, với những năm tháng vẻ vang hào hùng của cha ông và dân tộc, nay đã chìm vào quá khứ xa xăm,
“…Sau chinh chiến ôi quê hương thần thoại. Thuở hồng hoang đã thấy. Đã xanh ngời liêu trai…”****
Lời gọi từ trái tim và tâm hồn, với con người và cuộc đời, với những ngày tháng lang thang như mây trời, với tình yêu và những ngày tháng hạnh phúc, nhưng giờ đây không còn nữa, không còn hình bóng của tình yêu, của ai đó trong trái tim người nghệ sĩ,
“…Còn có ai trên cuộc đời. Ôi nhân loại còn người và tôi thôi. Rồi lang thang như mây trời. Ôi nhân loại còn người trong tôi…”****

Có phải mặt trời đã ngủ yên như lời hát, và những hy vọng còn lại, hay lời khẩn cầu để tất cả sẽ dừng lại, để quên đi trong giấc ngủ, một giấc ngủ yên bình với những gì mang theo là hành trang về nơi chốn cũ, của ngày xưa cũ hạnh phúc yêu thương một thời dấu yêu. Với lời nói còn lại trong trái tim người nghệ sĩ, nhớ người, nhớ hoài,
“…Mặt trời đã ngủ yên. Xin mặt trời hãy ngủ yên. Người hãy nhớ mang theo hành trang. Qua khoảng trời vắng chân mây địa đàng… Người hãy nhớ, hãy nhớ hoài. Người hãy nhớ, hãy nhớ đời. Người hãy nhớ, hãy nhớ người. Hãy nhớ người, hãy nhớ. Hãy nhớ người.”****

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra trường sư phạm ở Quy Nhơn, được cử đi dạy học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, người dân tộc gọi là B’lao, ở đây niềm vui duy nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là thư từ với bạn bè, cũng như nhìn ngắm màu hoa vàng rực rỡ của hướng dương và dã quỳ, với thông xanh reo rì rào lạnh vắng.
Những lá thư đi lại giữa B’lao và Huế, Sài Gòn...vv như là những cuộc đối thoại của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với tình yêu và bạn bè, với nỗi nhớ và yêu thương.

Vùng đất với sương mây gió lạnh, có những ngày mặt trời đi ngủ sớm, có phải đó là những gì mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhìn thấy mỗi ngày với tâm trạng của những cảm xúc đi qua, vui buồn lẫn lộn, cùng với dấu ấn của thời cuộc.
Nhớ về thân phận con người, lạc loài từ khi ra khỏi vườn địa đàng, một trời phiêu lãng, thân phận của một dân tộc ngàn năm lưu lạc như Do Thái để rồi trở lại thành quốc gia Israel (1967) như sấm truyền.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang trong mình hai nền văn hóa đông tây, cùng với ảnh hưởng gia đình, phật giáo của vùng đất cố đô, với trái tim tuổi trẻ và thời đại, yêu và sống, với những ước mơ và khát vọng, dân tộc Việt rồi cũng sẽ đến ngày hòa bình, đất nước thanh bình yên vui.

Nhưng giấc mơ đó đến bao giờ mới tới, khi cuộc chiến tranh ngày càng khốc liệt hơn, xã hội ly loạn hơn. Có phải vì thế mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cất lên tiếng nói của mình, bằng lời hát, như một tiếng nói của tuổi trẻ của biết bao tiếng nói tuổi trẻ trên khắp mọi miền.

Xin mặt trời ngủ yên, có phải để mặt trời không còn quay nữa, để thời gian dừng lại, không còn ngày và đêm. Để ngủ yên như giấc ngủ của con người, để mọi thứ chìm vào trong giấc ngủ, và trong giấc ngủ đó tìm lại giấc mơ ngày xưa, với hạnh phúc và yêu thương của ngày xưa cũ.
Cũng là giấc mơ của người nhạc sĩ, của chàng trai tuổi trẻ với mong ước thấy mặt trời trong mình, như lời nói thầm gửi đến ai đó, mặt trời như là đóa hoa hướng dương, tuornesol, hãy ngủ yên.
Xin mặt trời ngủ yên, có phải đó là lời nói sau cùng cho một cuộc tình đã xa, với giấc ngủ yên của mặt trời trong trái tim người nghệ sĩ.
***
Saigonvip 01/05/2024
*************************************
* Xin mặt trời ngủ yên: Bài hát được viết bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1964. Bài hát được trình bày qua giọng hát Khánh Ly, Ngọc Lan, Quang Dũng...vv
** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Buôn Ma Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn.
Nhạc sĩ là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc đương đại Việt. Các tác phẩm tiêu biểu như Ướt mi, Diễm xưa, Biển nhớ, Hạ trắng, Nắng thủy tinh, Mưa hồng, Nhìn những mùa thu đi, Ru em từng ngón xuân nồng, Như cánh vạc bay, Rừng xưa đã khép, Rồi như đá ngây ngô, Đêm thấy ta là thác đổ, Phôi pha, Ngụ ngôn mùa đông, Đàn bò vào thành phố, Người già em bé, Tôi sẽ đi thăm, Đồng dao hòa bình, Chờ nhìn quê hương sáng chói, Cánh đồng hòa bình, Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Như một lời chia tay …vv
*** Khánh Ly: Ca sĩ, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1045 tại Hà Nội. Sau 1975 sống và làm việc tại California, Hoa Kỳ. Giọng hát Khánh Ly gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Được mệnh danh là nữ hoàng chân đất trước 1975.


Cảm ơn mày, lâu lắm mới có dịp nghe lại bài này 🙏

Tao tưởng chừng tao đã quên lãng nó mãi mãi 🙏
 
Top