Nhân duyên, nhân quả

Cái đm nếu tml nào thấu hiểu đc lí nhân quả thì lv vượt qua tam giới bước lên đại đạo cmnr. Nên 9 ông 10 ý đừng crit nhau mà cũng đừng cho mình cao siêu; vì tml nào cũng đg mắc kẹt với ăn ngủ đụ ỉa mà.
Theo ý tưởng của tao thì nhân duyên nghiệp quả; chúng hỗn loạn trong 1 sự trật tự nhất định. Giống như mô hình của Entropy or dễ hình dung nhất là chuyển động của electron.
Vì sao t nghĩ vậy? Bởi thế giới 7tỉ cá thể; cùng lúc mỗi ngày số tương tác đc tính bằng số mũ n. Vậy thì cấu trúc của karma trong hiện tại đã rối rắm và phức tạp đan xen lẫn nhau. Nếu ko tuân theo 1 quy tắc naò đó; hệ sẽ sụp đỏ ngay. Nên từ đó nếu lí giải theo kiểu; kiếp này m sướng vì kiếp trc tích phước or ngược lại như kiểu "đi du lịch nhiều vè già nằm chỗ :))..." nó ngô nghê vkl. Bởi đéo thể nào tương tác của karma đi theo hướng tất định dễ lường như thế đc.
 
Cái đm nếu tml nào thấu hiểu đc lí nhân quả thì lv vượt qua tam giới bước lên đại đạo cmnr. Nên 9 ông 10 ý đừng crit nhau mà cũng đừng cho mình cao siêu; vì tml nào cũng đg mắc kẹt với ăn ngủ đụ ỉa mà.
Theo ý tưởng của tao thì nhân duyên nghiệp quả; chúng hỗn loạn trong 1 sự trật tự nhất định. Giống như mô hình của Entropy or dễ hình dung nhất là chuyển động của electron.
Vì sao t nghĩ vậy? Bởi thế giới 7tỉ cá thể; cùng lúc mỗi ngày số tương tác đc tính bằng số mũ n. Vậy thì cấu trúc của karma trong hiện tại đã rối rắm và phức tạp đan xen lẫn nhau. Nếu ko tuân theo 1 quy tắc naò đó; hệ sẽ sụp đỏ ngay. Nên từ đó nếu lí giải theo kiểu; kiếp này m sướng vì kiếp trc tích phước or ngược lại như kiểu "đi du lịch nhiều vè già nằm chỗ :))..." nó ngô nghê vkl. Bởi đéo thể nào tương tác của karma đi theo hướng tất định dễ lường như thế đc.
@saigonvip nói Nhân duyên nghiệp quả được nói rốt ráo bằng hiện tượng pháp chân đế

Nói gọn thì sẽ có 2 là Duyên Sinh (nói về vòng lập của 1 chúng sinh) và Duyên Hệ (nói về 24 nhân duyên tác động lẫn nhau).
Tất nhiên là chỉ giới thiệu sơ lược vì 2 vấn đề này cần rất nhiều kiến thức của Phật học để hiểu được.

Sơ lược bằng 2 biểu đồ :

Duyên Khởi



vongluanhoi.jpg


Giải thích sơ lược Duyên Khởi :

  1. Vô Minh trong Tứ Đế
    1. Bất tri trong Khổ Đế: Không biết 5 Uẩn là 3 Khổ (Khổ Khổ, Hoại Khổ, Hành Khổ)
    2. Bất tri trong Tập Đế: Không biết mọi thích thú của mình chỉ là đam mê trong 3 Khổ trước mắt và từ đó tạo ra 3 Khổ trong tương lai.
    3. Bất tri trong Diệt Đế: Không biết sự vắng mặt của Khổ Đế (Vô dư Níp bàn) và Tập Đế (Hữu dư Níp bàn) là cứu cánh cao nhất để thoát khỏi 3 Khổ.
    4. Bất tri trong Đạo Đế: Không biết rằng Bát Chánh Đạo là con đường duy nhất dẫn đến Diệt Đế.
  2. Vô Minh duyên HànhVì 4 cái bất tri này mà phàm phu thỏa mãn khát vọng (Tập Đế) và chạy trốn những thực tế phũ phàng (Khổ Đế) bằng cách thực hiện các nghiệp thiện ác. Dầu trốn khổ bằng miếng ăn hay bằng việc đắc chứng các tầng thiền Vô Sắc cũng đều là cách giải quyết Khổ Đế bằng cách đầu tư vào Tập Đế; thay vì làm ngược lại là muốn lìa Khổ Đế phải bỏ Tập Đế.

  3. Hành duyên ThứcTừ ý muốn sai lầm trốn khổ tìm vui phàm phu mới có tâm thiện ác. Tâm thiện ác tạo ra các tâm tái tục. Bản thân thiện ác là Tập Đế gián tiếp hay trực tiếp. Còn các tâm tái tục là đương nhiên là Khổ Đế rồi. Ngay cả các cảnh giới mà chúng ta hướng đến cũng nằm trong 3 Khổ. Ở các cõi thấp thì cón có Khổ Khổ. Ở các cõi cao thì chỉ có Hoại Khồ và Hành Khổ.

  4. Thức duyên Danh sắcThức ở đây là các tâm tái tục (tâm đầu thai) dẫn sanh về các cõi có sắc hoặc không sắc, có tâm hoặc không tâm. Đến đấy thì chúng ta thấy không có ai đi đầu thai hết. Chỉ có tâm tái tục và Danh Sắc đầu đời mỗi kiếp sống. Ở cõi hữu sắc thì đầu kiếp sống có Sắc pháp. Ở cõi Vô Sắc thì trước sau chỉ có Danh pháp mà thôi. Gom chung các cõi thì dầu sanh ra ở đâu cũng chỉ là sự hiện hữu của Danh Sắc, không còn gì ngoài ra nữa.

  5. Danh Sắc duyên Lục NhậpỞ cõi Ngũ uẩn thì đôi lúc có đủ Lục Nhập (các cõi Dục giới), có lúc chỉ có 3 Nhập (các cõi Phạm Thiên Sắc giới hữu tâm). Còn ở cõi Tứ Uẩn (4 cõi Vô Sắc) thì chỉ có 1 Nhập là ý Xứ.
    Nghiệp 5 uẩn dẫn đến tâm tái tục 5 uẩn, tâm tái tục 5 uẩn dẫn đến sự có mặt của 6 Xứ ở cõi Ngũ Uẩn. Người không ham thích trong 5 trần sẽ không tạo nghiệp ái qua 5 Xứ đầu tiên (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân) vì vậy tâm tái tục của họ cũng không chứa chủng tử của 5 Căn vật chất và khi sanh ra kiếp sau ở cõi Phạm Thiên, thức tái tục của họ cũng không tạo đủ 6 Xứ.
    Người thích cảnh sắc thì gieo nghiệp có Nhãn Xứ. Thính ái gieo nghiệp có Nhĩ Xứ. Khí ái gieo nghiệp có Tỷ Xứ. Tức là thích trong cảnh nào (Tập Đế) sẽ tạo ra các Xứ tương ứng (Khổ Đế). Nói chung, Tập Đế kiểu nào sẽ tạo ra Khổ Đế tương đương.

  6. Lục Nhập duyên XúcĐược gọi là 6 Căn vì có 6 Cảnh và 6 Thức. Được gọi là 6 Thức vì có 6 Căn và 6 Cảnh. Được gọi là 6 Cảnh vì có 6 Căn và 6 Thức. Sự gặp gỡ của 3 thứ này gọi là Xúc. Có nghĩa là nếu bỏ đi 6 Xúc thì không còn gì để gọi là chúng sanh và thế giới.

  7. Xúc duyên ThọKhông khi nào có chuyện Xúc có mặt mà lại không có Thọ. Bên cạnh nhãn Xúc chắc chắn là nhãn Thọ. Bên cạnh thân Xúc chắc chắn là thân Thọ. Bên cạnh ý Xúc chắc chắn là ý Thọ. Còn đó là Thọ gì thì tùy trường hợp. Cái quan trọng là Xúc đóng vai trò điều kiện bắt buộc cho Thọ và Thọ được sinh ra từ Xúc. Dầu ta có là ai, phàm hay thánh, và dầu đó là cảnh gì, cảnh Siêu thế hay Hiệp thế, thì bên cạnh Xúc bắt buộc phải là Thọ. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả chúng sinh.

  8. Thọ duyên ÁiĐây là vấn đề cốt lõi của cái gọi là dòng luân hồi hay sự khác biệt giữa phàm và thánh. Với một nội tâm không có tu tập thì sau Thọ thường là Ái. Nhãn Thọ gắn liền với sắc Ái, thân Thọ gắn liền với xúc Ái.

  9. Ái duyên ThủNói trên chi pháp thì Ái và Thủ chỉ là một, có điều là lúc thì Tham hợp tà, khi thì Tham ly tà mà thôi. Và cường độ khắn khít, thiết tha của tham ái được gọi là Thủ. Nên ở đây ta có thể nói Ái duyên Thủ rồi Thủ duyên Hữu cũng được, mà nói Ái duyên Hữu cũng không sai.

  10. Thủ duyên HữuDuyên ở đây có nghĩa là tham ái hiển hiện qua tam nghiệp. Chính tam nghiệp mới là Nghiệp Hữu. Tam nghiệp ở đây là Tâm Sở Tư tác động thân nghiệp, khẩu nghiệp hay ý nghiệp. Tính trên pháp chi thì Hành và Nghiệp Hữu giống nhau, nhưng khi nói đến nhân quá khứ thì ta gọi là Hành, khi nói đến nhân hiện tại thì ta gọi là Nghiệp Hữu. Đây là cách gọi tên để giải thích vấn đề.

  11. Nghiệp Hữu duyên SanhTừ Tâm Sở Tư trong Tam nghiệp nên mới có các tâm tái tục để làm nên một kiếp sống mới. Các Tâm Sở Tư trong Nghiệp Hữu là Tập Đế gián tiếp hay trực tiếp. Còn Tâm tái tục thì chắc chắn là Khổ Đế rồi.
    Có nghĩa là khi hành giả biết 6 trần bằng tâm tham hay tâm thiện thì hành giả có thể quán chiếu rằng đây là Nghiệp Hữu, hoặc đây là Thọ duyên Ái, hoặc đây là Tập Đế hiện tại cho Khổ Đế tương lai.

  12. Sanh duyên Lão, Tử Từ sự có mặt ở kiếp sống mới ta mới có các hệ lụy tiếp theo là già, chết, sầu, khổ. Không bao giờ có chuyện chỉ có sanh mà không có già và chết. Không có già theo cách Tục Đế thì cũng không có già theo cách Chân Đế.





Duyên Hệ ( Đây là phần khó hiểu nhất trong PG)

Vòng tròn 24 duyên


Sơ lược về giáo lý Duyên Hệ



Bộ cuối cùng trong 7 bộ A-tỳ-đàm có dung lượng lớn nhất trong cả Tạng bàn về 24 cách quan hệ giữa Danh Sắc với nhau. Đây là cách phân tích rốt ráo nhất về sự hiện hữu của tất cả hữu vi.

  1. Nhân Duyên hetupaccaya: Gồm 6 nhân thiện và bất thiện trong mối tương quan với các tâm sở và sắc tâm, sắc nghiệp. 6 nhân được ví dụ như gốc rễ của một cội cây.

  2. Cảnh Duyên ārammaṇapaccaya: Là mối quan hệ giữa 6 cảnh đối với tâm và tâm sở. 6 Cảnh ở đây được ví dụ như cây gậy của người tàn tật.

  3. Trưởng Duyên adhipatipaccaya: Là mối quan hệ giữa Tứ Trưởng đối với các pháp đồng sanh, giống như quan hệ của một ông vua hay ông chủ đối với những người dưới quyền. Từ duyên gốc là Trưởng duyên, nếu phân tích thêm thì ta còn có 2 duyên nhánh là Cảnh Trưởng duyên (giúp bằng cách làm đối tượng lớn) và Câu Sanh Trưởng duyên (giúp bằng cách cùng xuất hiện và giữ vai trò chủ đạo).

  4. Vô Gián Duyên anantarapaccaya: Là khía cạnh tiếp nối nhau không gián đoạn của Danh pháp trước và sau. Chính sự tương tục triền miên này là bộ mặt Vô thường, Vô Ngã của pháp hữu vi. Mối quan hệ này được ví dụ bằng hình ảnh một vị thái tử kế thừa ngai vàng của vua cha.

  5. Đẳng Vô Gián Duyên samanantarapaccaya: Giống hệt như Vô Gián duyên. Kinh nói Phật giảng thêm duyên này vì nhắm đến những vị trời chưa kịp hiểu Vô Gián duyên.

  6. Câu Sanh Duyên sahajātapaccaya: Là sự quan hệ giữa những thứ Danh Sắc phải đồng thời xuất hiện chung nhau mới có mặt được. Hình ảnh ví dụ là ngọn lửa mồi và ánh sáng của một ngọn đèn dầu.

  7. Hỗ Tương Duyên aññamaññapaccaya: Là mối quan hệ giữa các pháp với nhau qua mô hình cái này phải tựa vào cái kia như một cái vạc ba chân: Chân nào cũng tuyệt đối quan trọng đối với hai chân còn lại.

  8. Y Chỉ Duyên nissayapaccaya: Là mối quan hệ giữa các pháp với nhau trong trường hợp A giúp B bằnh cách làm chỗ dựa. Hình ảnh ví dụ là một người qua sông phải nhờ con thuyền hay mặt đất đối với các loài sinh vật trên cạn.

  9. Cận Y Duyên upanisayapaccaya: Là sự tiếp sức lẫn nhau giữa các pháp như mưa đối với cây cỏ hay cha mẹ đối với con cái.

  10. Tiền Sanh Duyên purejātapaccaya: Là sự hỗ trợ giữa các pháp với nhau bằng cách có trước để làm nền tảng. Như mặt trăng và mặt trời đối với các sinh vật trên hành tinh.

  11. Hậu Sanh Duyên pacchājātapaccaya: Là trường hợp các pháp hỗ trợ nhau bằng cách xuất hiện muộn hơn. Hình ảnh ví dụ là một chú kên kên con. Theo luật thiên nhiên, kên kên mẹ không mớm mồi cho con, nên sau khi nở ra, có hình hài rồi, kên kên con phải tự tìm thức ăn. Cơn đói của kên kên con là Hậu Sanh duyên cho hình hài của nó.

  12. Trùng Dụng Duyên āsevanapaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách lập lại nhiều lần tác dụng của mình. Đây cũng là chuyện thường thấy trong thiên nhiên. Nói rốt ráo thì chi pháp của duyên này thuộc về nội tâm chúng sinh (giai đoạn Đổng lực) nhưng khía cạnh trùng dụng thì ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong đời sống thường nhật. Như việc người ta phải đọc lại đôi lần để hiểu một đoạn văn khó, hay như một cái chuông gió, một dòng nước suối…chỉ có thể làm được việc khi chúng tái hiện nhiều lần cách vận động cũ.

  13. Nghiệp Duyên kammapaccaya: Là trường hợp tâm sở Tư tác động lên các pháp cùng sanh hay sanh sau mình. Kể cả trường hợp tiền nghiệp quá khứ (tâm sở Tư trong nghiệp thiện ác kiếp xưa) đối với 5 uẩn bây giờ cũng là trường hợp Nghiệp duyên.

  14. Dị Thục Duyên vipākapaccaya: Quả báo phải do nhân trước mà có, và nhân trước phải có quả sau mới được định danh (gọi tên). Như để gọi đó là nhân dục giới hay đáo đại thì phải xem quả của nó là gì. Khi các pháp giúp nhau trong vai trò một quả báo dị thục thì được gọi là Quả duyên.

  15. Vật Thực Duyên āhārapaccaya: Mối quan hệ giữa các pháp với nhau khi A giúp B trong vai trò dưỡng tố, ở đây là một trong Tứ Thực.

  16. Quyền Duyên indriyapaccaya: Là sự trợ giúp của một trong 22 Quyền đối với các pháp khác, như sự hỗ trợ của các vị bộ trưởng trong các ngành.

  17. Thiền Na Duyên jhānapaccaya: Là sự trợ giúp của 7 chi thiền (Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định, Ưu, Xả) đối với các pháp khác, Danh hoặc Sắc. Chi thiền ở đây gồm cả thiện lẫn ác.

  18. Đồ Đạo Duyên maggapaccaya: Là sự trợ giúp của 12 chi đạo (8 chánh đạo và tà kiến, tà định, tà cần, tà tư duy) đối với Danh Sắc thích ứng.

  19. Tương Ưng Duyên sampayuttapaccaya: Là trường hợp Danh pháp hỗ trợ nhau bằng cách đan xen hoà quyện vào nhau. Cách hỗ trợ này không thể kể Sắc pháp. Duyên này được ví dụ bằng hình ảnh của các thứ dịch chất trong một chiếc lọ.

  20. Bất Tương Ưng Duyên vippayuttapaccaya: Là trường hợp các pháp hỗ trợ nhau mà vẫn giữ riêng vị thế độc lập. Duyên này được ví dụ như các món nữ trang trong một chiếc hộp, hay từng thứ linh kiện trong một cổ máy.

  21. Hiện Hữu Duyên atthipaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách cùng có mặt như bà mẹ đối với đứa bé.

  22. Vô Hữu Duyên natthipaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng sự vắng mặt của mình, khoa học hiện đại gọi đó là luật Phủ Định, cái này phải mất đi để nhường chỗ cho cái khác.

  23. Ly Khứ Duyên vigatapaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách rời nhau, giống hệt như trường hợp Vô Hữu duyên.

  24. Bất Ly Duyên avigatapaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách không rời nhau, giống hệt trường hợp Hiện Hữu duyên.
Kinh nói chỉ có Phật trí Toàn Giác mới có thể trình bày rốt ráo giáo lý Duyên Hệ này và chỉ có giáo lý Duyên Hệ mới là bản chất tận cùng của thế giới và điều thú vị là lâu nay nhiều thế hệ tăng tục Miến Điện vẫn xem bài tụng 24 Duyên là mật chú để trừ tà, xua đuổi mãnh thú hay ngăn chận thiên tai rất hiệu quả.
 
" Người tụ theo nhóm vật tụ theo bầy. "
" Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu ."
" Những người có tần số giống nhau sẽ thu hút nhau "
Vì răng mà mi biết mấy cái này mà mi nói ra cho tau biết tẩu cảm thấy mày nói rất hay đỏ
 
Em nó mê tín xem tuổi tác làm ăn chứ gì nữa. Mấy tml nên ăn búa đảng vào đầu. Lũ trọc lol...
Vậy đó là khầy tụng rồi. Vì luật của tu sĩ PG cấm mấy cái đó !
T đoán m ở ngoài Bắc nhỉ. Vì trong Nam cầu an, cầu siêu, cúng vong với xem quẻ hết đát 🙏
 
Cái đm nếu tml nào thấu hiểu đc lí nhân quả thì lv vượt qua tam giới bước lên đại đạo cmnr. Nên 9 ông 10 ý đừng crit nhau mà cũng đừng cho mình cao siêu; vì tml nào cũng đg mắc kẹt với ăn ngủ đụ ỉa mà.
Theo ý tưởng của tao thì nhân duyên nghiệp quả; chúng hỗn loạn trong 1 sự trật tự nhất định. Giống như mô hình của Entropy or dễ hình dung nhất là chuyển động của electron.
Vì sao t nghĩ vậy? Bởi thế giới 7tỉ cá thể; cùng lúc mỗi ngày số tương tác đc tính bằng số mũ n. Vậy thì cấu trúc của karma trong hiện tại đã rối rắm và phức tạp đan xen lẫn nhau. Nếu ko tuân theo 1 quy tắc naò đó; hệ sẽ sụp đỏ ngay. Nên từ đó nếu lí giải theo kiểu; kiếp này m sướng vì kiếp trc tích phước or ngược lại như kiểu "đi du lịch nhiều vè già nằm chỗ :))..." nó ngô nghê vkl. Bởi đéo thể nào tương tác của karma đi theo hướng tất định dễ lường như thế đc.
Mày nói chuẩn vl.
 
Top