Rượu vang cho các các winner

bình dân là tâm bao nhiêu 1 chai, tao tỉnh lẻ lâu lâu tiếp khách cũng đú đởn mấy 1 2 củ mày ơi
nó cũng tuỳ vào tình hình, tuỳ vào khách m tiếp :)) khách m có kèo vừa vừa thì uống chai 600-1 triệu thôi t thấy cũng đc, còn khách sắp ký cái deal 50 tỷ, thì phải dùng chai khác, kiểu thế :))
 
nó cũng tuỳ vào tình hình, tuỳ vào khách m tiếp :)) khách m có kèo vừa vừa thì uống chai 600-1 triệu thôi t thấy cũng đc, còn khách sắp ký cái deal 50 tỷ, thì phải dùng chai khác, kiểu thế :))
Tao ko thích nhậu nhẹt, tiếp khách mấy chai vang nhẹ nhàng hợp lí vl. Mà thỉnh thoảng gặp khách hãm lồn nó lại bảo nhẹ với đú bẩn chai 1 2tr uống gì cay vl
 
Nếu m toàn chọn chai này uống thì tầm cỡ m p tầm chủ tịch quận, chủ tịch tập đoàn trở lên vì chai rẻ nhất mà t từng bán ở VN cũng là 5k$ mà không phải lúc nào cũng có sẵn mà mua
Tao chém với ae cho vui, chứ tiền đéo đâu mà uống =))
 
bỏ đi m, thổ nhưỡng và khí hậu ở tàu ko phù hợp với việc làm vang. Cũng giống như Đà Lạt ở VN vậy, cùng giống Cabernet Sauvignon mà ở Pháp Ý TBN trồng nó lại ra chai cả vài trăm $ ngàn $ mà VN lại chỉ có 100k VNĐ
Tàu thì khí hậu bắc bán cầu cũng rất giống Châu Âu, mà thổ nhưỡng, chất đất nó khác nên nho trồng ra sẽ có vị khác, gần đây có vài thằng Pháp sang đấy làm rượu khá ra phết. Tao nghi rượu rẻ tiền ở vn toàn rượu tàu dán nhãn Châu Âu. Có bọn còn mua rượu tàu, mang sang Châu Âu đóng chai rồi xuất ngược lại vn và các nước đéo am hiểu vang, trên chai ghi rõ Bottling in Europe, mà có thể dân vn đéo để ý =))
 
Tao ko thích nhậu nhẹt, tiếp khách mấy chai vang nhẹ nhàng hợp lí vl. Mà thỉnh thoảng gặp khách hãm lồn nó lại bảo nhẹ với đú bẩn chai 1 2tr uống gì cay vl
vang thì m vẽ câu chuyện ra được mà, chẳng cần phải đắt quá đâu, tiếp trọc phú lại càng thích :))
 
vì sao m biết ko? mỗi 1 năm thì thời tiết không phải lúc nào cũng y xì năm trước về lượng mưa, thời gian nắng trong ngày... nên thổ nhưỡng mỗi năm nó sẽ biến đổi 1 tí, kết cấu trong vang nó cũng sẽ thay đổi dẫn đến m cảm nhận khác trong vòm họng, khoang mũi và lưỡi khác, nhưng năm nào cũng ngon vì napa valley là vùng quá tuyệt vời để trồng vang tại Mỹ rồi
Tao thì thấy vang Napa uống ngon, nhưng độ fruity hơi cao hơn so với các loại vang Pháp, Ý, và TBN, nên tao không khoái bằng vang Châu Âu. Có thể gu của Mỹ nó như thế, nhưng bọn ý nắng cũng nhiều, mà khi lên men nó triệt gần hết đường chứ không để lại nhiều đường như bọn Mỹ.
 
Tao thì thấy vang Napa uống ngon, nhưng độ fruity hơi cao hơn so với các loại vang Pháp, Ý, và TBN, nên tao không khoái bằng vang Châu Âu. Có thể gu của Mỹ nó như thế, nhưng bọn ý nắng cũng nhiều, mà khi lên men nó triệt gần hết đường chứ không để lại nhiều đường như bọn Mỹ.
t cũng chỉ khoái Old world, ko biết, chắc tại gu mỗi người
 
t cũng chỉ khoái Old world, ko biết, chắc tại gu mỗi người
Mày nên tổ chức Wine tasting cho anh em xàm, vừa có thu nhập, vừa phổ biến kiến thức, giá cả thì chỉ cần từ 200-300k một buổi. Học một buổi ~10$ mà sau mua rượu đế uống cũng rành, đéo bị bịp mất tiền oan, thế là quá rẻ. Tao nghĩ tầm 3 tiếng, vừa lý thuyết vừa thử rượu thực tế là ổn.
 
Chai Pauillac này trên thị trường giá cũng phải từ 900-1100 $. Millesime 2017 rất ổn. Màu đỏ đậm, tannin mượt, và ít vị ngọt. Mày mua chai này bao nhiêu?
999.99$ chưa thuế. Quen với thằng chủ tiệm được giảm thêm gần 100 $tiền thuế đấy.
 
Sửa lần cuối:
Mày nên tổ chức Wine tasting cho anh em xàm, vừa có thu nhập, vừa phổ biến kiến thức, giá cả thì chỉ cần từ 200-300k một buổi. Học một buổi ~10$ mà sau mua rượu đế uống cũng rành, đéo bị bịp mất tiền oan, thế là quá rẻ. Tao nghĩ tầm 3 tiếng, vừa lý thuyết vừa thử rượu thực tế là ổn.
hay t tổ chức buổi offline giao lưu nhở :))
 
hay t tổ chức buổi offline giao lưu nhở :))
Mày lên kế hoạch wine tasting vào cuối tuần, tốt nhất là tầm 3-4h chiều, vì lúc đó chưa có khách, làm đến tầm 6h là kết thúc. Lựa chọn khoảng chục chai vang, bánh mì, phô mai và cold cut.
Tùy lượng người đăng ký rồi tiến hành, quan trong mày phải có diễn giả, am hiểu và nói chuyện được về rượu vang với anh em. Chỉ cần 10-15 ng đăng ký là đẹp, đông quá sẽ loãng, đéo tranh luận và nói chuyện dc.
 
Tao còn một chai bom tấn, mà tao đem gửi rồi hôm nào rảnh tao đem về nhờ anh em thẩm.
 
Mày lên kế hoạch wine tasting vào cuối tuần, tốt nhất là tầm 3-4h chiều, vì lúc đó chưa có khách, làm đến tầm 6h là kết thúc. Lựa chọn khoảng chục chai vang, bánh mì, phô mai và cold cut.
Tùy lượng người đăng ký rồi tiến hành, quan trong mày phải có diễn giả, am hiểu và nói chuyện được về rượu vang với anh em. Chỉ cần 10-15 ng đăng ký là đẹp, đông quá sẽ loãng, đéo tranh luận và nói chuyện dc.
nhất trí, để t plan, rồi t sẽ lên cái thư mời :))
 
(đúng là Xam toàn các winner, uống toàn những chai...nhiều tiền, thôi t ko giới thiệu - mà cũng chưa đc thử mà giới thiệu :)) - những chai như thế nữa, t giới thiệu những chai khúc trung bình khá thôi, cho thằng nào loser như t còn có tiền mà uống được :)) )

Nhắc đến R.vang nói chung và R.vang Pháp nói riêng, chắc chắn KHÔNG ai lại chưa nghe đến Bordeaux, nơi được coi như kinh đô của R.vang. Bordeaux không còn chỉ là tên địa danh của một vùng nước Pháp, nơi sản xuất R.vang với quy mô lớn nhất và quan trọng nhất, nó là tên của một nền văn hóa, một hệ thống, một tư tưởng…mà ở đấy tiêu biểu và lâu đời bậc nhất, là tiểu vùng Saint-Emillion.

Saint-Emillion là một trong những tiểu vùng quan trọng nhất của Bordeaux, nơi tiên phong trong sản xuất & xuất khẩu ra nước ngoài. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tuyệt vời cho việc trồng nho, những chai R.vang được làm ra tại khu vực này luôn đảm bảo chất lượng rất cao trong từng sản phẩm.

Vậy hôm nay, tôi xin giới thiệu tới mọi người “Majesté”, một chai được xếp vào hàng Grand Vin de Bordeaux (để phân biệt với các dòng Second wines với thời gian ủ ngắn, uống trẻ), đến từ tiểu vùng Saint-Emillion đã đề cập ở trên, với bảo đảm nguồn gốc xuất xứ từ Appellation D’origine Protegee 0 hay trước đây còn gọi là AOC. Ngay từ cái tên của mình, Majesté đã gợi tới cho chúng ta một cảm giác uy nghi, cao quý. Thưởng thức cùng với các món thịt bò, thị xông khói, hay thậm chí các món ngon chiên xào, nướng…cũng khiến cho chúng ta có một cảm giác có thể nói là “sướng như vua” ấy vậy.

Thế thì còn chờ gì nữa, thử thôi…có 650 cò ý mà :))

 
𝐓𝐢̀𝐦 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐧𝐮́𝐭 𝐜𝐡𝐚𝐢 𝐫.𝐯𝐚𝐧𝐠!!!

Đối với việc sản xuất, vận chuyển, bảo quản, thưởng thức…vang, thì nút chai đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Nút chai r.vang từ lâu nay đã được coi như là một nét văn hóa, một dạng “đẳng cấp” trong văn hóa r.vang. Ngày nay tất nhiên với sự phát triển của xã hội đi lên, sẽ có nhiều người ủng hộ đơn giản hóa công đoạn này bằng các loại nút chai bằng vật liệu tổng hợp, bằng nút vặn…Tuy nhiên, cũng như bánh chưng thì phải bọc bằng lá dong vậy, nút bần gỗ sồi, nói cho ngắn gọn thì vẫn là chuẩn nhất để nút chai r.vang.

Nút bần, tiếng anh gọi là Cork, tiếng Pháp gọi là Liège, cho đến nay vẫn chứng tỏ là thứ có thể bảo vệ rượu vang tốt nhất thế giới. Nó có thể là nút nguyên khối được đột ra từ vỏ cây gỗ sồi. Nó cũng có thể được làm từ vụn vỏ cây ép lại thành nút (như là viên nén mùn cưa hay ép gỗ công nghiệp ấy vậy thôi). Kể ra thì cũng không biết ai là người đầu tiên nghĩ ra lấy cái nút gỗ để đóng chai, nhưng chắc ý tưởng ban đầu cũng tương đương nút lá chuối của Việt Nam vậy.

Điều thú vị là Liège cũng là tên của một thành phố lớn thứ 3 ở Bỉ, nơi t đã từng theo học. Nhưng quả thật là..t không biết ở đây có sản xuất cái nút chai này không, hay vì sao họ lại lấy tên cái nút chai đặt tên cho thành phố, thì quả thật là t…không biết, hehe.

Vì là nút gỗ, nên chắc chắn dù có xử lý độ ẩm như thế nào, thì sẽ vẫn có sai sót khiến nút chai bị khô, gây khó khăn gãy vỡ nút khi mở, hay để không khí lọt vào trong chai khiến vang bị giấm hóa thành..chua như giấm. Chính vì thế nhắc nhở mọi người, tốt nhất khi bảo quản các chai r.vang đó là đặt nằm ngang, để nút chai này được thấm ướt, tránh bị quá khô, gây hỏng mất chai r. đắt tiền. Khi mở ra, người mở chai (hay hoành tráng hơn là các Sommelier, sẽ có bài viết khác về họ) sẽ lấy nút chai lên mũi để ngửi, không phải để…làm màu cho sang, mà chỉ là check xem r. bên trong liệu có bị hỏng không trước khi phục vụ khách.

Đôi khi sự việc nó tưởng đơn giản, nhưng hóa ra cũng phức tạp thật. Có cái nút chai như nút chuối mà viết mãi không hết…

 
𝐓𝐢̀𝐦 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐫.𝐯𝐚𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐛𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 (𝐏.𝟏)
Aromatic Wine – Vang dành cho mọi người, mọi nhà

Vang là một thức uống đã có từ rất rất lâu đời. Thậm chí nó đã xuất hiện từ trước khi có tên gọi chính thức như ngày nay. Thực tế vang cũng chỉ là một loại nước hoa quả lên men, thông qua quá trình chuyển hóa đường trong quả đó thành etylic gốc OH, mà hoàn toàn không có sự can thiệp nào của các loại r. nền khác. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại quả nào, để lên men & thu được r. tương ứng, hay thậm chí đã có rất nhiều trường hợp, trong các khu rừng, voi sau khi vớ phải một hốc hoa quả lên men lâu ngày cũng uống say quắc cần câu, hehe.

Tại sao riêng với nước lên men từ quả nho, lại được ưa chuộng & được nâng tầm lên thành một thứ đồ uống “thần thánh”- món quà của thượng đế - như vậy, thì quả thật đó là một câu chuyện rất rất dài. Việc lăng-xê, marketing thức uống này đã được diễn ra đến cả hơn 2000 năm. Thậm chí với người theo đạo Thiên chúa, Vang còn được xem như máu của chúa. Từ các vua chúa cổ đại, đến phim ảnh ngày nay, r.vang đã được nâng tầm lên vượt xa một loại nước lên men thông thường (như nước dâu lên men chẳng hạn) trở thành một nền văn hóa, một tư tưởng, một sản phẩm xuất hiện trên các bàn ăn, bàn tiệc…khắp thế giới.



Thực tế thì, như đã đề cập ở trên thì vang cũng…không có gì quá thánh thần, hay quá luxury, quá sang trọng đẳng cấp như nhiều người nghĩ. Tất nhiên cũng như oto thì ta sẽ có từ xe hạng A đến Porsche 911, r.vang cũng vậy, có những chai vài chục $ (vài trăm nghìn) đến nhiều triệu $ (nhiều chục tỷ). Nhưng với tinh thần “vang dành cho mọi người, mọi nhà”, chúng tôi sẽ đem lại những cái nhìn tổng quát, đầy đủ & khiên tốn nhất về loại thức uống này. Bạn sẽ không cần phải quá lo lắng khi dẫn một cô gái mới quen, khi bước vào một nhà hàng sang trọng, nếu bạn hiểu tương đối rõ về nhà hàng đó. Thế thì r.vang cũng vậy, bạn không cần phải “sành điệu” đến mức biết tất cả mọi thứ trên đời – mà cũng chẳng ai dám nói biết tất hay tự nhận là chuyên gia số 1 số 2 - nhưng nếu bạn theo dõi series “Tìm hiểu về r.vang cho người mới bắt đầu” này, chúng tôi tin chắc bạn sẽ tự tin lên rất nhiều mỗi khi cầm lên chai/ly r.vang.


Vậy thì, xin mời mọi người…Cheers
(Còn tiếp)
Đ𝐞̂̉ 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐮̛ 𝐯𝐚̂́𝐧 𝐜𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭 𝐯𝐞̂̀ 𝐫.𝐕𝐚𝐧𝐠 -
𝐕𝐮𝐢 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐥𝐢𝐞̂𝐧 𝐡𝐞̣̂ 𝐀𝐫𝐨𝐦𝐚𝐭𝐢𝐜 𝐖𝐢𝐧𝐞,
𝐈𝐧𝐛𝐨𝐱 𝐡𝐨𝐚̣̆𝐜 𝐙𝐚𝐥𝐨: 𝟎𝟗𝟎𝟐.𝟏𝟎𝟎.𝟗𝟏𝟖;
www.aromaticwine.com.vn
 
Phải công nhận m siêng bán hàng vl. Nể mấy thằng như m. Chúc đắt khách nhé. Up
 
Phải công nhận m siêng bán hàng vl. Nể mấy thằng như m. Chúc đắt khách nhé. Up
ơ, ở 1 post khác t đã tâm sự rồi mà :)) t làm xây dựng, 10 năm cũng leo lên dc cái chân trg phòng, lương 5x, nhưng giờ t muốn tập trung kd nên t nghỉ việc & t coi việc bán hàng này là 1 việc nghiêm túc :)) chứ ko fai một việc làm chơi chơi, nên t nghĩ việc chăm chỉ viết bài cũng là việc..nên làm mà :)) dù sao cũng cảm ơn m, hehe
 
Tìm hiểu về r.vang cho người mới bắt đầu (P.2)

Aromatic Wine – Vang dành cho mọi người, mọi nhà

Thế nào là một chai vang “ngon”

Có rất nhiều tranh cãi về việc định nghĩa, “thế nào là một chai vang ngon”. Chỉ cần chưa đến 5s gõ google, các bạn sẽ thu nhận được cả một tá từ vựng miêu tả về độ “ngon” của một chai nào đó. Thôi thì đủ cả, về mùi thì nào là mùi quả mọng, mùi quả chín, quả mâm xôi, thực vật mới cắt…, vị thì vị tiêu đen, tiêu xanh, cấu trúc, cân bằng, body, tannin, vân vân và mây mây. Đủ các thể loại ngôn từ để cố mô tả một chai bất kỳ nào đó, rằng, bạn ơi, chai này nó ngon đến thế đấy. Tôi đọc mà cứ như bài thơ, tác giả nghĩ ra một, thì cô giáo dạy Văn nghĩ ra mười ý vậy.

Tuy nhiên, tôi khẳng định, ít nhất thì..96,69% người đọc, ở Việt Nam, chẳng hiểu cái gì.

Thứ nhất, có thể chắc chắn là vang đến từ các nước phương tây, & tất cả những từ vựng mà họ cố mang ra để so sánh mô tả cho chúng ta, là những thứ được tìm thấy ở phương tây. Nếu giờ họ mô tả cho tôi & bạn, là nước vang này, nó có mùi quả chuối, quả mít, quả dứa…(đang ví dụ thế), thì may ra, đa số bạn còn có thể hình dung


ra nó là cái gì. Chứ các bạn còn chẳng biết quả mâm xôi là quả gì, thì biết tả kiểu gì cho các bạn hiểu được.

Thứ hai, vang ở Việt Nam dù không mới, nhưng số lượng người thực sự tìm hiểu yêu thích, coi nó là một thứ nghiêm túc để tìm hiểu không nhiều. Đa số phần lớn vẫn coi đây chỉ như một loại quà biếu, quà tặng, hay chỉ dùng để đi tiếp khách – tức là phục vụ người khác, không phải cho mình. Khả năng phân chia ra các tầng hương vị khi thưởng thức gần như là không có. Thế thì tìm hiểu là nó có ngon hay không cũng…không có tác dụng gì. Thôi thì người ta bảo là ngon đấy, nó có mùi gỗ sồi, mùi cherry dâu tây…đấy, thì mình cũng chọn đại đi vậy.


Thế thì thế nào là “ngon”, uống vang thì cứ uống chứ “ngon” là như thế nào? Theo quan điểm của tôi, sau một thời gian đã tiếp xúc với bộ phận đại chúng dùng vang (ở Việt Nam & tôi không nói tới các chuyên gia vang nhé) trừ những chai vang gia công, quá kinh khủng tệ hại hoặc bị hỏng, thì “ngon” ở đây nên được hiểu là “phù hợp”, bởi vì một số lý do chính sau đây:

- Phù hợp với mục đích: Chúng ta cần xác định rõ mục đích khi chọn một chai vang là gì, là để tự thưởng thức, hay để mang đi tiếp khách, hay để biếu tặng…
Ví dụ, nếu để tự uống thưởng thức, thì các bạn muốn uống ngọt thì uống, thích khô, chua chát thì chọn. Uống xong muốn tưởng tượng nó ra thành vị gì cũng được, miễn sao nó hợp với miệng của bạn & bạn thích. Tôi thấy có bạn bảo cho cả đá & thêm tí đường vào, vì họ…thích thế. Chẳng sao cả, bạn có tiền & bạn có quyền làm bất kỳ những gì bạn cảm thấy như thế là “ngon”, chẳng ai ép bạn phải mặc suit, mặc vest khi bạn đang ở trong phòng ngủ của bạn cả, kể cả đó là bộ vest trăm triệu, hay chai Petrus chục tỷ.
Ngược lại, nếu bạn đang chọn vang cho người khác, cho số đông, cho khách hàng, thì, thay vì chỉ cố gắng nắm được cái chai ấy có ngon không, bạn còn phải nắm được người kia/số đông kia, họ thích như thế nào. Vì bạn là người dẫn dắt câu chuyện, bạn phải chủ động & tiến từng bước một thôi. Mỗi người một cảm nhận, một sở thích. Bạn không thể bảo là: ôi, tôi là mồm chuyên gia, tôi uống nó lên vị như thế này cơ mà, mà ông lại không thấy ngon, chứng tỏ ông…chẳng biết cái gì cả được. Cũng như âm nhạc, có người thích thính phòng, giao hưởng..thì cũng không thể bắt một ông thích tuồng chèo, cải lương, V-pop phải thấy Mozart, Beethoven là hay được. Tôi không ăn được sầu riêng, mắm tôm, thì tôi cũng không thấy nó ngon, cảm nhận mỗi người mỗi khác, không có mẫu số chung & đúng cho tất cả mọi người được.



- Phù hợp với hoàn cảnh: cảm xúc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cảm nhận và hương vị. Ngày hôm nay, uống với khách, đối tác, trong đầu đang bao nhiêu thứ phải nghĩ, thì tôi chỉ muốn một chai vang trắng, nhẹ nhàng, sảng khoái thôi. Thế thì lúc ấy tôi sẽ thấy nó, ờ ngon đấy, chai này tên gì, cho xin cái tên, hoặc gói cho anh 1 chai mang về. Mang về xong hôm sau ở nhà uống, thấy…nhạt toẹt, chẳng ra cái gì, lại bảo mấy ông tư vấn này vớ vẩn, mua về uống chẳng ra cái gì.

- Phù hợp với giá tiền: Cái này chắc là quan trọng nhất đây. Tại sao lại cần hợp giá tiền, thì..không cần nói nữa. Nhưng chúng ta cũng cần rõ ràng, chai này uống ngon phết nhỉ, nhưng ở tầm giá đó thôi. Cũng như oto vậy, chúng ta không thể so sánh Morning, i10 (bằng tất cả sự tôn trọng tới chủ những dòng xe này) với Lexus, Porsche, Bim, Merc được. Sẽ rất khó để so sánh giữa những chai phân khúc vài chục triệu VNĐ (như Opus...) tới vài triệu $ (như Petrus…) với những dòng phổ thông 6-700K tới <2 triệu được. Sẽ rất không công bằng, nếu chúng ta đề cập tới một chai cao cấp, rồi nói là nó “ngon”, còn mấy cái chai thông thường bình dân kia là “dở” được. Mỗi phân khúc đều sẽ có giá trị sử dụng riêng.



Vậy tóm lại, thay vì cố gắng định nghĩa từ “ngon”, & cố gắng chỉ ra cho người khác thấy thế nào là ngon, chúng ta nên tự trải nghiệm, tự cảm nhận, và rút ra được cái “ngon” cho chính bản thân mình, vậy thôi là đủ. Vì suy cho cùng, ngon, nó cũng chỉ đổ vào mồm mình, chứ cũng không để làm gì khác, có phải vậy không ạ.

(Còn tiếp)
Đ𝐞̂̉ 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐮̛ 𝐯𝐚̂́𝐧 𝐜𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭 𝐯𝐞̂̀ 𝐫.𝐕𝐚𝐧𝐠 - 𝐕𝐮𝐢 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐥𝐢𝐞̂𝐧 𝐡𝐞̣̂ 𝐀𝐫𝐨𝐦𝐚𝐭𝐢𝐜 𝐖𝐢𝐧𝐞, 𝐈𝐧𝐛𝐨𝐱 𝐡𝐨𝐚̣̆𝐜 𝐙𝐚𝐥𝐨: 𝟎𝟗𝟎𝟐.𝟏𝟎𝟎.𝟗𝟏𝟖
 
𝐓𝐢̀𝐦 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐫.𝐯𝐚𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐛𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 (𝐏.3)
Aromatic Wine – Vang dành cho mọi người, mọi nhà
Aromaticwine.com.vn

Những quan niệm sai lầm về vang

Bạn cần phải biết mọi thứ về vang, mới có thể thưởng thức nó


Rất nhiều bạn đã từng nói với tôi rằng, “thôi, em không uống vang đâu, em có biết gì về vang đâu mà”. Tôi chỉ muốn nói rằng, tất nhiên lựa chọn là ở bạn, không ai ép bạn phải uống gì cả. Nhưng con đường vang (wine journey) của mỗi người là khác nhau, văn hóa vang cũng cực kỳ rộng lớn, khó ai có thể nói biết hết được. Bạn có thể uống chỉ để biết, cũng có thể học một chút để có đi dự tiệc ở đâu đó cũng sẽ không quá bỡ ngỡ, hoặc thậm chí muốn học sâu học kỹ về thế giới vang, hay là bạn chỉ muốn..tê tê một tí rồi đi ngủ, thế nào cũng được mà.

Cũng giống như việc lái xe máy, oto vậy, bạn đâu cần phải biết chi tiết cái oto cấu tạo ra sao, nguồn gốc thế nào, quy trình công nghệ…để có thể lái được oto & yêu thích lái oto. Đường đi là do mỗi người tạo ra, bạn có thể đi thử & không quay lại, hoặc có thể tự tạo đường đi riêng cho mình. Vậy thì đừng ngại, cứ thử đi xem sao.



Vang để càng lâu càng ngon

Chúng ta xem phim, hay có những đoạn nói về chai rượu để quên trăm năm trong một con tàu đắm, bỏ ra dùng vẫn ngon. Hay những gia đình quý tộc, có hầm vang chai rượu trăm năm. Đúng là vang là nước nho, được lên men bằng cách ủ dài. Tuy nhiên tùy từng loại nho, tùy từng mẻ nho thu hoạch, mà nó sẽ có thời gian ủ tốt nhất khác nhau. Nói một cách dễ hiểu, việc này nó cũng giống hệt việc bạn…muối dưa, muối cà vậy. Khi bạn muối dưa, dưa sẽ chua dần theo thời gian. Có những bạn muốn ăn xổi (vang trẻ), có những bạn muốn ăn chua kỹ. Tuy nhiên để quá lâu, kết hợp việc bảo quản không tốt, thì dưa sẽ bị khú, hỏng & lúc ấy chỉ có nước..vứt đi, chứ không phải cứ muối dưa càng lâu càng ngon.

Ví dụ thì nó hơi thô, nhưng bản chất nó là như vậy. Không phải nước nho nào cũng có thể để trăm năm như vậy, đặc biệt là với các dòng vang thương mại bình thường chúng ta sử dụng hàng ngày. Vậy nên đừng để một chai vang trong tủ quá quá lâu & nghĩ rằng nó sẽ càng ngon hơn bạn nhé.



Cồn cao, chai to, lõm sâu là vang đắt tiền, chất lượng cao

Đây là quan niệm tôi nghĩ chắc chỉ có trong suy nghĩ của người tiêu dùng Việt Nam. Nhiều người khi chọn vang để sử dụng, thì việc đầu tiên là đặt ngón cái vào lõm đáy chai, và cho rằng, à chai này lõm sâu là vang xịn. Thực tế thì đúng là, hầu hết những chai đắt đến rất đắt tiền, thì nhà sản xuất họ đều sẽ làm chai to lõm sâu cả. Và vì cũng tương đối khó khăn để nâng nồng độ cồn (ABV) của sản phẩm, nên muốn đạt độ cồn cao, thì cũng khá là mất công.

Vậy là đắt tiền thì sẽ cồn cao, lõm sâu. Nhưng ngược lại lại thì không chắc, cồn cao lõm sâu không bảo đảm đó là chai xịn. Việc làm ra một cái chai thủy tinh, với công nghệ bây giờ thì muốn hình dáng nào cũng được. Mức độ đắt tiền của một chai vang, phụ thuộc rất rất lớn vào chất lượng, danh tiếng đã tạo dựng của nhà sản xuất, đánh giá của nhiều người, chứ chắc chắn, không phụ thuộc vào cái lõm chai.



Nút vặn là chỉ dành cho vang rẻ tiền

Đây cũng là một quan niệm chưa hẳn đã đúng đắn. Với các nước Cựu thế giới (Pháp, Ý,..), họ có lịch sử lâu đời nghìn năm sản xuất vang, và nút truyền thống của họ là nút bần gỗ sồi. Còn với những nước Tân thế giới, như Úc, Nam Phi, Chile…việc làm vang mới chỉ diễn ra trong 1-200 năm trở lại đây, và họ ưu tiên bảo quản bằng cách dùng nút vặn, nút kín.

Với tốc độ phát triển về KHKT, những nước này dù đi sau nhưng cũng nhanh chóng rút ngắn được khoảng cách về chất lượng với những nước Cựu thế giới. Nói ví dụ như những hãng sản xuất xe mới, như VF nhà ta vậy, đâu phải vì là mới nên họ không thể làm ra được những chiếc xe nhiều tiền, nhiều tỷ đồng (tất nhiên sẽ có nhiều ý kiến tranh cãi quanh việc này). Nhưng nếu chúng ta có một cái nhìn bớt khắt khe hơn, thì vang của những nước Tân Thế giới ngày nay đã phát triển với tốc độ rất nhanh. Cái họ thiếu chỉ là “truyền thống lâu đời”, như những terroir làm vang của Cựu Thế giới, mà thôi.

Tiếc thay, với nhiều người, thì truyền thống này lại là quan trọng nhất, đặc biệt là với một sản phẩm nông nghiệp như vang.



Vang là sản phẩm cao cấp, đắt tiền, chỉ dành cho những người nhiều tiền

Có rất rất nhiều chai vang đắt tiền, đắt đến mức khó tin. Ngoài ra vang còn gắn liền với hình ảnh những bữa tiệc xa hoa, trang trọng, thượng lưu. Điều này khiến cho người chưa tiếp cận cảm thấy…áp lực. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Là một sản phẩm của nông nghiệp, vang trước tiên được làm ra để phục vụ tất cả số đông mọi người trước. Chỉ một phần nhỏ trong số đó là dành riêng cho giới thượng lưu với những quy chuẩn, quy định khắt khe. Nói như vậy không có nghĩa là vang bình dân, trung bình là vớ vẩn, rẻ tiền, hàng..không đủ chuẩn. Kể cả với một chai vang vài trăm nghìn, nó cũng đã phải trải qua những quy trình sản xuất dài kỳ, phức tạp, để biến nó từ một quả nho người vườn, thành một ly vang đặt trên bàn của chúng ta.

Vậy tóm lại, để thưởng vang, chúng ta không cần phải quá lo lắng đến những tin đồn ngoài kia, giữ cho mình một tâm thế cởi mở & mở ra con đường cho chính bản thân mỗi người.



Cheers!

(Còn tiếp)
 
Top