Vì sao anh hùng chống Hán Lương Long không được đặt tên đường?

Tiến Sĩ

Đẹp trai mà lại có tài
Chad
Trong suốt thế kỉ II, quan quân nhà Hán đóng ở nước ta luôn phải vất vả hành binh đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. “Cơn bão lửa” quật khởi của các thế hệ dân Việt không dễ bị dập tắt, người nọ nối tiếp người kia, đời sau nối tiếp đời trước, cứ thế kết thành một làn sóng đấu tranh sôi nổi và mãnh liệt.
Từ trong vinh quang của cơn bão lửa quật khởi ấy, nhiều người con ưu tú của dân tộc đã dũng cảm đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo toàn dân dựng cờ xướng nghĩa, quyết đập tan ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Lương Long, một người sinh trưởng tại Giao Châu trong nửa sau thế kỉ II, là một thủ lĩnh nghĩa quân như vậy.
Vung gươm cứu muôn dân
Bấy giờ là thời trị vì của Hoàng Đế Hán Linh Đế bên Trung Hoa. Ở Giao Châu, người giữ chức Thứ Sử là Chu Ngung. Chu Ngung nổi tiếng tham tàn, đã cai trị hà khắc còn bắt dân phải nộp các khoản thuế cao gấp nhiều lần bình thường. Người dân Giao Châu vốn đã phải nai lưng sớm tối mới đủ cung đốn cho bọn đô hộ, nay còn phải oằn mình gánh vác các thứ thuế vô lí do Chu Ngung đặt ra hoặc tự ý thu thêm.
Nhà sử học Lê Văn Hưu thế kỉ XIII khi đọc sử đến giai đoạn này không khỏi xót xa mà than thở rằng: “Xem sử đến thời nước Việt ta không có vua, bị bọn thứ sử người Bắc tham tàn làm khổ. Bắc Kinh đường xa, không biết kêu vào đâu, bất giác xen lẫn cảm thương hổ thẹn, muốn tỏ lòng thành như Minh Tông nhà Hậu Đường, thường thắp hương khấn trời: Xin trời vì nước Việt ta sớm sinh thánh nhân, tự làm đế nước nhà, để khỏi bị người phương Bắc cướp vét” (Đại Việt sử kí toàn thư).
Sự ác độc và gian tham của Chu Ngung có nguyên nhân sâu xa ở việc đất nước ta bị mất chủ quyền, nhân dân ta bị bọn quan lại đô hộ nhà Hán tha hồ giày xéo. Sự tủi nhục, uất ức của phận người phải chịu cảnh nước mất nhà tan và bị bọn ngoại bang đè nén, bóc lột đến cùng cực khiến nhân dân ta khi ấy không còn con đường nào khác là phải tranh đấu đến cùng để giành quyền sống. Khắp nơi đều có phong trào nổi dậy chống lại Chu Ngung. Từ tháng giêng năm 178, các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp hai quận Giao Chỉ, Hợp Phố thuộc Giao Châu. Đến cả người dân tộc thiểu số ở miền Tây Bắc (lúc ấy gọi là Mán Ô Hử) cũng nhất loạt nổi lên chống lại Chu Ngung.

Thứ Sử Chu Ngung gây nhiều mối hoạ cho nhân dân Giao Châu (Hình minh hoạ)

Sinh ra và lớn lên trong thân phận người dân mất nước, Lương Long rất thấu hiểu nỗi oán thán chất chứa cùng niềm mong mỏi cháy bỏng của người dân trong cõi. Ông thấy mình không thể thờ ơ trước thảm cảnh ở Giao Châu. Phải đập tan chính quyền đô hộ ở Giao Châu do tên đầu sỏ Chu Ngung đứng đầu, trừng trị đích đáng tội ác của hắn, đồng thời đưa Giao Châu thoát khỏi sự nội thuộc triều đình nhà Hán và dựng xây cơ đồ riêng, đó chính là ước nguyện và chí lớn của Lương Long. Sự hăng hái đứng lên của người dân Giao Chỉ, Hợp Phố, Ô Hử càng khiến Lương Long thêm quyết tâm. Đó cũng là sự trợ lực khách quan đầy hiệu quả để ông dấy cờ nghĩa.
Tháng 4 năm 178, nghĩa là sau 4 tháng nhân dân Giao Chỉ, Hợp Phố và Ô Hử vùng dậy, Lương Long cất lời kêu gọi toàn thể nhân dân Giao Châu cùng vùng lên, trước là diệt trừ Chu Ngung, sau là giành quyền tự chủ. Hưởng ứng lời kêu gọi thiết tha đó, nhân dân Giao Châu đã đồng loạt theo về, cùng với Lương Long mưu cuộc “khuấy nước chọc trời”, thề không đội trời chung với quân đô hộ.
Lương Long đã chỉ huy các nghĩa sĩ tấn công ồ ạt vào các thành ấp của chính quyền đô hộ. Nghĩa quân đã đánh nhiều trận vang dội, khiến bọn tướng tá dưới quyền Chu Ngung phải thất điên bát đảo. Lực lượng của Lương Long tăng lên đến mấy vạn người. Nghĩa quân hiên ngang làm chủ tình hình Giao Châu. Ngược lại, Chu Ngung và bọn thuộc cấp hoàn toàn bất lực, chỉ biết giữ chặt các thành trì và cho người về kinh đô khẩn thiết kêu cứu.
Xả thân vì đại nghĩa
Tiếp nhận lời cầu cứu của Chu Ngung nhưng phải đến mùa hạ của 3 năm sau, năm 181, triều đình nhà Hán mới tổ chức được đạo quân đi đàn áp. Hán Linh Đế lệnh cho Chu Tuấn, Huyện Lệnh Lan Lăng, cầm đầu đội quân sang cứu nguy cho Chu Ngung.
Chu Tuấn là người quận Cối Kê. Trên đường hành binh qua quê nhà, Chu Tuấn dừng lại tuyển thêm gia binh. Số tuyển mộ mới cộng với số quân mang theo tất cả là 5000 tên, được Chu Tuấn chia thành hai đạo, đêm ngày nhằm hướng Giao Châu thẳng tiến.
Hai đạo quân của Chu Tuấn tập kết ở địa giới Giao Châu. Nhưng Chu Tuấn không gấp gáp xuất binh ngay mà nham hiểm thi hành xảo kế để chia rẽ nghĩa quân. Mưu kế này được sử cũ chép như sau: “Tuấn, trước hãy sai người thăm dò hư thực, dương oai phô đức để làm rung động lòng người” (An Nam chí nguyên). Mưu toan vừa mua chuộc dụ dỗ vừa doạ nạt răn đe, tức cái gọi là “tuyên dương uy đức” của Chu Tuấn đã phát huy tác dụng. Nội bộ nghĩa quân Lương Long từ đó không còn đoàn kết như trước nữa.
Thế rồi, Chu Tuấn liên kết với binh mã 7 quận cấp tập tấn công vào đại bản doanh của nghĩa quân. Trong cuộc chiến không cân sức này, nghĩa quân Lương Long dẫu tinh thần có thừa nhưng làm sao có thể đương lại quân giặc bạo tàn. Lương Long cùng nhiều nghĩa sĩ đã anh dũng ngã xuống.
Lương Long không còn, Chu Tuấn đã rất mau lẹ đè bẹp sức phản kháng ở những nơi còn lại của Giao Châu, lập lại trị an cho Chu Ngung. Cũng theo lời sử cũ, lúc ấy “số người ra hàng có tới mấy vạn. Trong khoảng hàng tuần, hàng tháng, bình định xong cả” (Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Nhờ có công lao này, Chu Tuấn được phong tước Đô Đình Hầu.

Lương Long hiên ngang kiểm soát Giao Châu (Hình minh hoạ)
Dư âm còn để lại
Cuộc khởi nghĩa Lương Long tuy cuối cùng đã thất bại nhưng đó là biểu hiện của ý chí đấu tranh ngoan cường, không ngại gian khổ hi sinh, của tinh thần quật khởi bất khuất vì nền độc lập và thái bình cho nước nhà của các thế hệ con dân nước Việt trong suốt hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc. Cuộc khởi nghĩa đã một lần nữa tô thắm thêm truyền thống yêu nước vẻ vang của dân tộc, tên tuổi của Lương Long sẽ sống mãi trong dòng chảy bất tận của lịch sử Việt Nam.
Sau khi Lương Long hi sinh, Chu Ngung tưởng sẽ yên vị với chức vị của mình, nhưng hắn đã nhầm. Lương Long mất đi nhưng tinh thần phản kháng của ông thì vẫn sống mãi, thôi thúc nhân dân Giao Châu quyết tâm hoàn thành một phần ý nguyện của ông. Vào năm 183, nghĩa là sau 2 năm Lương Long mất, binh lính Giao Châu (trong đó có nhiều người Việt bị cưỡng ép đi lính cho bọn đô hộ) đã khởi binh giết chết tên đô hộ tham lam và tàn bạo này.
Nhà Hán sau cái chết của Chu Ngung đã phải thận trọng hơn trong chọn lựa người đứng đầu Giao Châu. Hết Giả Tông rồi Lý Tiến được cử giữ chức Thứ sử đều không dám nhũng nhiễu dân như trước, thậm chí hai viên quan này còn phần nào nới lỏng các chính sách cai trị, khiến đời sống người dân Giao Châu đỡ ngột ngạt hơn. Có thể xem đó là kết quả tốt đẹp mà Lương Long và các nghĩa sĩ đã đánh đổi cả tính mạng nhằm để lại cho nhân dân Giao Châu đương thời.

Ấy thế nhưng khi so sánh với các cuộc khởi nghĩa thời kì này của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, thì Lương Long hầu như không được nhắc đến trong sử sách, và không được đặt tên đường, tên trường, tên địa danh tại Việt Nam. Tại sao?
 
Ko đứa nào hứng thú với đề tài này?
 
thiếu sử liệu, có vậy thôi. Ngoài vài dòng ngắn ngủi viết trong Chu Tuấn truyện của Hậu Hán thư và trong An Nam Chí lược của Lê Tắc, chả có thông tin gì cả. Tìm đền thờ ông ấy cũng chả thấy gì, thần tích thần phả không có. Bây Giờ người ta mới vẽ chân cho rắn
Còn khởi nghĩa Hai Bà Trưng nó lớn hơn rất , quy mô to hơn, dài hơn (3 năm thay vì 1 vài tháng), sử liệu cũng nhiều hơn nhiều (dù đa số là viết mãi sau này). Hiện tại đến giờ, rất nhiều vùng của Việt Nam thậm chí bên Trung Quốc vẫn thờ hai bà. Nó khác lắm
 
thiếu sử liệu, có vậy thôi. Ngoài vài dòng ngắn ngủi viết trong Chu Tuấn truyện của Hậu Hán thư và trong An Nam Chí lược của Lê Tắc, chả có thông tin gì cả. Tìm đền thờ ông ấy cũng chả thấy gì, thần tích thần phả không có. Bây Giờ người ta mới vẽ chân cho rắn
Còn khởi nghĩa Hai Bà Trưng nó lớn hơn rất , quy mô to hơn, dài hơn (3 năm thay vì 1 vài tháng), sử liệu cũng nhiều hơn nhiều (dù đa số là viết mãi sau này). Hiện tại đến giờ, rất nhiều vùng của Việt Nam thậm chí bên Trung Quốc vẫn thờ hai bà. Nó khác lắm
Trong chính sử là Đại Việt sử ký toàn thư cũng có mà:
Mậu Ngọ, [178], (Hán Linh Đế Hoành, Quang Hòa năm thứ 1). Mùa hạ, tháng 4, người trong châu và bọn Man Ô Hử1 làm loạn đã lâu, mục [6b] thú là Chu Ngung không ngăn được, người châu là bọn Lương Long nhân đấy dấy binh đánh phá quận huyện, quân đến vài vạn người.
Tân Dậu, [181], (Hán Quang Hòa năm thứ 4). Vua Hán sai Huyện lệnh Lan Lăng là Chu Tuấn, người Thượng Ngu quận Cối Kê, sang cứu Ngung. Đường đi qua quê nhà, Tuấn mộ thêm gia binh cùng với binh đem đi theo cộng 5 nghìn người, theo hai đường tiến vào. Trước hết sai xem xét hư thực, tuyên dương uy đức để lay động lòng người rồi quân bảy quận tiến bức, giết được Lương Long, kẻ đầu hàng đến vài vạn người.
 
Ko đứa nào hứng thú với đề tài này?
Hán Linh đế là loạn khăn vàng đấy. thằng Chu Tuấn này cũng có thời gian đánh giặc khăn vàng. Thời đấy Giao châu mà khởi nghĩa mấy vạn quân là cũng lớn lắm đấy. ko hiểu sao ko được nhắc nhiều.
Thời Linh đế mặc dù thối nát nhưng quân đội chống nổi loạn nhiều lên tinh nhuệ. đa phần mấy cuộc khởi nghĩa chỉ thời gian ngắn là dẹp được. Khởi nghĩa ở Giao châu thì chủ yếu vẫn thiếu lương thảo, vũ khí và ngựa. dcm thời đấy chắc chỉ có mấy thằng tướng là có giáp với binh khí tốt tí. còn bọn lính có khi toàn dùng gậy với tre, toàn chạy bộ chứ ko có ngựa.
 
Hán Linh đế là loạn khăn vàng đấy. thằng Chu Tuấn này cũng có thời gian đánh giặc khăn vàng. Thời đấy Giao châu mà khởi nghĩa mấy vạn quân là cũng lớn lắm đấy. ko hiểu sao ko được nhắc nhiều.
Thời Linh đế mặc dù thối nát nhưng quân đội chống nổi loạn nhiều lên tinh nhuệ. đa phần mấy cuộc khởi nghĩa chỉ thời gian ngắn là dẹp được. Khởi nghĩa ở Giao châu thì chủ yếu vẫn thiếu lương thảo, vũ khí và ngựa. dcm thời đấy chắc chỉ có mấy thằng tướng là có giáp với binh khí tốt tí. còn bọn lính có khi toàn dùng gậy với tre, toàn chạy bộ chứ ko có ngựa.
Khởi nghĩa thời đấy có nông cụ thôi chứ đào đéo đâu ra nhiều sắt trang bị cho mấy vạn người. Với khởi nghĩa của Lương Long nó khá ngắn và không rõ gốc tích ông này như thế nào. Nếu đưa lên tôn vinh thì Trung Quốc hoàn toàn có thể đá đểu là Lương Long này gốc tích từ Lưỡng Quảng sang chiêu binh khởi nghĩa. Rất khó chứng minh.
 
Tao cũng không hiểu sao nhiều người anh hùng nổi tiếng bị lãng quên quên . Chiến tranh Việt Nam có anh hùng biệt động Nguyễn Văn Lém aka 7 Lốp cũng nổi tiếng thế giới 1 thời mà cũng không thấy đặt tên đường .
 
Khởi nghĩa thời đấy có nông cụ thôi chứ đào đéo đâu ra nhiều sắt trang bị cho mấy vạn người. Với khởi nghĩa của Lương Long nó khá ngắn và không rõ gốc tích ông này như thế nào. Nếu đưa lên tôn vinh thì Trung Quốc hoàn toàn có thể đá đểu là Lương Long này gốc tích từ Lưỡng Quảng sang chiêu binh khởi nghĩa. Rất khó chứng minh.
cũng đúng. vì nó ngắn quá. thấy ko có thông tin mấy. với thời đó nó nhùng nhằng cái Giao châu ở chỗ lẫn cả đất việt, đất trung. ngay cả thời Tôn quyền chiếm được đất thì cũng chưa đánh vào sâu.
 
Trong chính sử là Đại Việt sử ký toàn thư cũng có mà:
Đại Việt sử ký toàn thư dẫn lại trong hậu Hán Thư thôi mày. Xét sử cũ thời tiền độc lập, tao thích dẫn phần gốc hơn là sử VN
Đvsktt phần Viết về bắc thuộc gần như chép lại của bắc sử hết. Chỉ là bổ sung mấy cái truyền thuyết thời tiền Bắc thuộc thôi
 

Có thể bạn quan tâm

Top