Có Hình Thương cho tấm thân lùn

Những chúng sinh trong cõi người gồm có người, súc sinh, ngạ quỷ, atula. Người và súc sinh thì dễ hiểu rồi. Ngạ quỷ chính là vong ma, atula thì sống nơi rừng thiêng nước độc. Các chúng sinh cứ tùy theo nhân duyên nghiệp lực mà sống và tái sinh vào 6 cõi trong vô lượng kiếp. 2 cõi còn lại là trời và địa ngục.

Vong ma là cõi ngạ quỷ sống chung với loài người, có điều dạng chúng sinh này mắt thường không nhìn thấy. Thằng nào bản tính tham lam, hoặc sau khi chết bị luyến tiếc những gì ở đời sống hiện tại thì tái sinh làm ngạ quỷ, bám víu, cố chấp, vất va vất vưởng. Một tin buồn là đa số con người chết đi là tái sinh vào cõi này nhé mày.

Tuy nhiên, như đa số mọi người đã biết và khoa học đã phần nào chứng minh: Cơ thể vật lý mà chúng ta nhìn thấy được cấu tạo từ các hạt rất siêu siêu nhỏ, nó gắn kết và rung động ở một tần số nhất định. Như con người và Súc Sinh thì có thể nhìn thấy cơ thể bằng mắt thường.

Nhưng các chúng sinh ở cõi Ngạ Quỹ, Atula, Cõi Trời cũng có cơ thể vật lý, nhưng hạt các vật chất tạo nên cơ thể đó kết hợp và rung động ở một tần số mà mắt người thường không nhìn thấy, trừ khi những chúng sinh đó muốn cho người bình thường nhìn thấy được, vào một thời điểm nào đó.

Việc mà nhiều người nhìn thấy vong, thấy ma cũng là chuyện rất bình thường. Đó có thể là các chúng sinh Cõi Trời, Cõi Atula, và chủ yếu là chúng sinh cõi Ngạ Quỷ. Những người chết đi với tâm tham đắm, nuối tiếc về đời sống, tài sản, tình cảm thường tái sinh ngay lập tức thành Ngạ Quỷ vất vưởng tại nơi họ chết, hoặc tại những nơi mà khi họ còn sống thường ở.

Trong Phật Giáo Bắc Tông có khái niệm Thân Trung Ấm tức là thần thức của người vừa mất sẽ chờ sau 49 ngày để được đi tái sinh. Nhưng Nam Tông thì không cho rằng như vậy, mà ngay sau khi chết, chúng sinh đó đã lập tức tái sinh sang kiếp sống mới. Nếu trong 49 ngày đó, vong người mất có về và nhập vào người thân thì đó cũng ko phải Thân Trung Ấm, mà đó là người mất đã tái sinh trong cõi Ngạ Quỷ, đã đang chịu khổ đau rồi.

Các chúng sinh trong cõi Ngạ Quỷ hay Địa Ngục đều không thể thụ hưởng vật cúng như mâm cỗ hay đốt tiền vàng như quan điểm truyền thống xưa nay của người Việt. Đó là một sự mê tín xuất phát từ Trung Quốc. Có chăng, những chúng sinh Ngạ Quỷ về báo mộng cho người thân là cần cái nọ cần cái kia, hoặc thấy thiếu thốn là do ở cõi đó, họ có nhiều khổ đau, cô đơn, buồn tủi, muốn được quan tâm, được nhớ đến, và được tìm con đường tái sinh lên các cõi cao hơn. Vì vậy cách tốt nhất để trợ giúp cho họ là cho họ nghe Kinh kệ để hiểu được bản chất của vũ trụ, của nhân duyên, nghiệp quả để họ hiểu kiếp sống trước đó của họ đã chấm dứt, họ không còn làm gì hơn được là tìm con đường đi tái sinh sang kiếp sống mới thay vì lang thang vất vưởng bám chấp vào những gì đã qua. Và người thân cũng nên làm các điều thiện để hồi hướng cho họ có thêm phước báu đi tái sinh.
Bro đã đọc được hay nghe nói hay chứng thực được vậy.
Bro khẳng định chắc nịch vầy mình hơi cấn.
Mong bro chỉ điểm.
 
Do ăn ít lười vận động ở kiếp này nhé. 🙏🙏🙏
Phật đã nói dưới gốc cây bồ đề:

"Các loại nhục dục đều làm người ta bạc nhược. Con người mê dâm dục trở thành nô lệ của sự đam mê của mình. Tất cả các việc tìm kiếm khoái lạc đều là hèn hạ và thô tục. Nhưng tôi xin nói với chư vị rằng, sự đáp ứng những nhu cầu của đời sống không là việc xấu xa. Giữ thân thể khỏe mạnh là bổn phận đấy, vì nếu không thì quý vị không thể có trí óc mạnh khỏe sáng suốt, và ngọn đèn trí tuệ không thể sáng được.”

“Chư khất sỹ, quý vị nên biết rằng có hai cực đoan mà con người không nên theo. Một là cái thói quen buông thả để bị cuốn hút vào các đam mê quyến rũ, nhất là nhục dục. Đấy là cách tìm kiếm thỏa mãn một cách man rợ, thấp hèn, bất lợi. Cách thứ hai, ngược lại, là khổ hạnh hay tự hành xác, là lối sống đau đớn, thấp kém, bất lợi. Có một lối ở giữa tránh được cả hai cực đoan đó mà quý vị nên biết. Đấy là cái Trung Đạo mà tôi rao giảng đó".
 
Bro đã đọc được hay nghe nói hay chứng thực được vậy.
Bro khẳng định chắc nịch vầy mình hơi cấn.
Mong bro chỉ điểm.
Qua nghe giảng và tìm hiểu sau đó đúc kết lại từ hiểu biết của bản thân một cách logic.

Về việc gửi vong trong chùa: Nếu đúng là chúng sinh đó khi chết tái sinh làm ngạ quỷ thì việc gửi vong ở chùa có tác dụng nhất định. Vong sẽ có cơ hội hướng thiện, nghe kinh, nghe pháp thường xuyên để thấu hiểu bản chất cuộc đời, không có cố chấp, bám víu vào đời sống đã qua. Dần dần, vong sẽ có đủ phước để tìm đường đi tái sinh lên các cảnh giới cao hơn tùy nhân duyên nghiệp lực (có thể tái sinh lại làm người, hoặc ở cõi trời) - đó vẫn thường được gọi là siêu thoát.

Còn nếu chúng sinh đó sau khi chết đã tái sinh cõi người hoặc cõi trời (là 2 cõi lành), và các cõi như địa ngục, súc sanh thì việc gửi vong không có nhiều tác dụng lắm. Một là đi hưởng phước ở kiếp sống mới rồi. Hai là phải trả quả báo ác nghiệp ở các cõi dữ cho xong, rồi tùy nhân duyên nghiệp lực mà đi tiếp.

Còn về việc vong báo mộng hay giúp đỡ con cháu ( hay có câu ông bà gánh ): Vấn đề này thì có, theo kiểu báo mộng chẳng hạn hoặc tác động đến tâm linh như làm cho con cháu trong lòng nóng ruột không yên dẫn đến thay đổi quyết định quan trọng nào đó. Tuy nhiên, nhắc lại cho mày nhớ là không bất kỳ một ai kể cả Đức Phật có thể thay đổi được Luật Nhân Quả. Nếu là được trợ giúp để qua kiếp nạn này thì là do mày đang có duyên lành. Ác nghiệp kia mày vẫn phải trả vào một thời điểm nào đó trong dòng luân hồi (trừ khi mày giác ngộ và giải thoát), có thể ngay kiếp này hoặc kiếp khác. Tùy duyên.
 
Phật đã nói dưới gốc cây bồ đề:

"Các loại nhục dục đều làm người ta bạc nhược. Con người mê dâm dục trở thành nô lệ của sự đam mê của mình. Tất cả các việc tìm kiếm khoái lạc đều là hèn hạ và thô tục. Nhưng tôi xin nói với chư vị rằng, sự đáp ứng những nhu cầu của đời sống không là việc xấu xa. Giữ thân thể khỏe mạnh là bổn phận đấy, vì nếu không thì quý vị không thể có trí óc mạnh khỏe sáng suốt, và ngọn đèn trí tuệ không thể sáng được.”

“Chư khất sỹ, quý vị nên biết rằng có hai cực đoan mà con người không nên theo. Một là cái thói quen buông thả để bị cuốn hút vào các đam mê quyến rũ, nhất là nhục dục. Đấy là cách tìm kiếm thỏa mãn một cách man rợ, thấp hèn, bất lợi. Cách thứ hai, ngược lại, là khổ hạnh hay tự hành xác, là lối sống đau đớn, thấp kém, bất lợi. Có một lối ở giữa tránh được cả hai cực đoan đó mà quý vị nên biết. Đấy là cái Trung Đạo mà tôi rao giảng đó".
Lành thay!
Triết thuyết này thực là "trung đạo"
Nhưng mạn phép được bỏ đi " Phật thuyết" thay vào đó " kinh điển ghi lại lời phật dạy "
 
Qua nghe giảng và tìm hiểu sau đó đúc kết lại từ hiểu biết của bản thân một cách logic.

Về việc gửi vong trong chùa: Nếu đúng là chúng sinh đó khi chết tái sinh làm ngạ quỷ thì việc gửi vong ở chùa có tác dụng nhất định. Vong sẽ có cơ hội hướng thiện, nghe kinh, nghe pháp thường xuyên để thấu hiểu bản chất cuộc đời, không có cố chấp, bám víu vào đời sống đã qua. Dần dần, vong sẽ có đủ phước để tìm đường đi tái sinh lên các cảnh giới cao hơn tùy nhân duyên nghiệp lực (có thể tái sinh lại làm người, hoặc ở cõi trời) - đó vẫn thường được gọi là siêu thoát.

Còn nếu chúng sinh đó sau khi chết đã tái sinh cõi người hoặc cõi trời (là 2 cõi lành), và các cõi như địa ngục, súc sanh thì việc gửi vong không có nhiều tác dụng lắm. Một là đi hưởng phước ở kiếp sống mới rồi. Hai là phải trả quả báo ác nghiệp ở các cõi dữ cho xong, rồi tùy nhân duyên nghiệp lực mà đi tiếp.

Còn về việc vong báo mộng hay giúp đỡ con cháu ( hay có câu ông bà gánh ): Vấn đề này thì có, theo kiểu báo mộng chẳng hạn hoặc tác động đến tâm linh như làm cho con cháu trong lòng nóng ruột không yên dẫn đến thay đổi quyết định quan trọng nào đó. Tuy nhiên, nhắc lại cho mày nhớ là không bất kỳ một ai kể cả Đức Phật có thể thay đổi được Luật Nhân Quả. Nếu là được trợ giúp để qua kiếp nạn này thì là do mày đang có duyên lành. Ác nghiệp kia mày vẫn phải trả vào một thời điểm nào đó trong dòng luân hồi (trừ khi mày giác ngộ và giải thoát), có thể ngay kiếp này hoặc kiếp khác. Tùy duyên.
Lành thay!
Cảm ơn bro đã chỉ điểm.

t không quen khẳng định 1 điều gì đó không rõ ràng. Và nếu 1 lý thuyết không có tính phổ quát cho mọi trường hợp dẫn đến nó không có giá trị.
Mọi thuyết khi được nêu ra không chỉ giải thích hợp lý 1 sự việc mà nó còn phải lấy tính phổ quát nữa.
 
Lành thay!
Triết thuyết này thực là "trung đạo"
Nhưng mạn phép được bỏ đi " Phật thuyết" thay vào đó " kinh điển ghi lại lời phật dạy "
Lành thay 🙏
Trích đoạn ‘Bài Thuyết Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật’ được rút ra từ bộ sử liệu tiếng Anh ‘Đức Phật và Đạo Pháp của Ngài’ (The Buddha and His Dhamma) do Giáo hội Phật giáo Ấn Độ (Buddhist Society of India), Hội Đại Bồ Đề (Mahabodhi Society) của Calcutta (nay là Kolkata) và Nhà xuất bản Đại học Tất Đạt Đa (Siddharth College Publications) xuất bản ở Bombay (nay là Mumbai), Ấn Độ, năm 1957. Riêng đoạn ‘Bài Thuyết Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật’ được Bộ Giáo dục của Bang Maharashtra cho in lại năm 1992.
 
Lành thay!
Triết thuyết này thực là "trung đạo"
Nhưng mạn phép được bỏ đi " Phật thuyết" thay vào đó " kinh điển ghi lại lời phật dạy "

Đạo Phật không cần đến những đoàn người theo đạo Phật, theo một cách ồ ạt mù quáng, theo một cách thụ động nhắm mắt, hay tự mình bóp méo xuyên tạc đạo Phật theo tà kiến dục vọng của mình. Chính Đại kinh Bát-niết-bàn (DN 16) có ghi rằng dù chúng ta có nghe vị tỳ- kheo nào nói tự thân nghe Đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng tọa, Thủ chúng v.v. nói như vậy là Pháp, như vậy là Luật, Đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu, suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thủy nhất hay gần nguyên thủy nhất của Đức Phật.

Chúng tôi dịch kinh Pāli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của Đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dù Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam. Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì đạo Phật là đạo đến để mà thấy chứ không phải đạo đến để nhờ người thấy hộ, đạo của người có mắt (cakkhumato), không phải đạo của người nhắm mắt, đạo của người thấy, của người biết (jānato passato), không phải là đạo của người không thấy, không biết (ajānato apassato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.
 
Đạo Phật không cần đến những đoàn người theo đạo Phật, theo một cách ồ ạt mù quáng, theo một cách thụ động nhắm mắt, hay tự mình bóp méo xuyên tạc đạo Phật theo tà kiến dục vọng của mình. Chính Đại kinh Bát-niết-bàn (DN 16) có ghi rằng dù chúng ta có nghe vị tỳ- kheo nào nói tự thân nghe Đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng tọa, Thủ chúng v.v. nói như vậy là Pháp, như vậy là Luật, Đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu, suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thủy nhất hay gần nguyên thủy nhất của Đức Phật.

Chúng tôi dịch kinh Pāli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của Đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dù Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam. Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì đạo Phật là đạo đến để mà thấy chứ không phải đạo đến để nhờ người thấy hộ, đạo của người có mắt (cakkhumato), không phải đạo của người nhắm mắt, đạo của người thấy, của người biết (jānato passato), không phải là đạo của người không thấy, không biết (ajānato apassato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.
Xin đảnh lễ 🙏🙏🙏
 
Đạo Phật không cần đến những đoàn người theo đạo Phật, theo một cách ồ ạt mù quáng, theo một cách thụ động nhắm mắt, hay tự mình bóp méo xuyên tạc đạo Phật theo tà kiến dục vọng của mình. Chính Đại kinh Bát-niết-bàn (DN 16) có ghi rằng dù chúng ta có nghe vị tỳ- kheo nào nói tự thân nghe Đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng tọa, Thủ chúng v.v. nói như vậy là Pháp, như vậy là Luật, Đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu, suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thủy nhất hay gần nguyên thủy nhất của Đức Phật.

Chúng tôi dịch kinh Pāli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của Đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dù Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam. Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì đạo Phật là đạo đến để mà thấy chứ không phải đạo đến để nhờ người thấy hộ, đạo của người có mắt (cakkhumato), không phải đạo của người nhắm mắt, đạo của người thấy, của người biết (jānato passato), không phải là đạo của người không thấy, không biết (ajānato apassato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.
Lành thay

Đạo Phật dành cho kẻ đang sống có cái biết. Có đủ giác quan và sự suy tư.

Còn kẻ đã chết ư, tôi không biết và bạn cũng chẳng hay.
 
Lành thay

Đạo Phật dành cho kẻ đang sống có cái biết. Có đủ giác quan và sự suy tư.

Còn kẻ đã chết ư, tôi không biết và bạn cũng chẳng hay.
Vậy hãy hòa hợp với Đạo theo tinh thần của Lão Tử 🙏

Vì :

"Đạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh"
 
Cơ thể hay thân tướng đời nay là do tâm thức (ý thức, tinh thần) của đời trước tạo thành.

Có thể nói một người có thân tướng không đẹp là ảnh hưởng bởi điều xấu của quá khứ. Và nếu tiếp tục sống như vậy thì cuộc đời chả khác gì một lá số tử vi 🙏

Nhưng đó là với người không biết điều chỉnh hành vi mà vẫn sống theo bản năng hoang dã. Một người biết điều chỉnh và hướng thượng thì sẽ chế ngự được phiền não hay bản tính xấu 🙏
Bọn con nít giờ húp toàn sữa ngoại có lùn nữa đâu. Thế tụi nó cao là do tâm thức của bọn tây à
 
con nghe nói khi cúng đồ chay cho ông bà tổ tiên dịp đám giỗ. sẽ giúp thanh thản, bình an, ít nghiệp tội - đúng k thầy:burn_joss_stick:
Chỉ có 1 loại ngạ quỷ nhận được cúng dường. Và vật thực đó là phước hồi hướng từ chúng ta. Nên làm điều đó mỗi ngày nhé.

Còn cúng giỗ nó thuộc phong tục - tập quán. Mình ko ý kiến vấn đề này.

Còn về ngạ quỷ thì tham khảo :

Có thể đọc qua file này cũng đc @Hành giả vô danh.
Đúng 10 trang như khái quát toàn bộ loài ngạ quỷ được ghi trong Kinh - Chú giải:

 
Ko nhất thiết phải là kiếp trước nhé.
Vì có thể kiếp trước bạn là một con thú hoặc một người sống tốt đời đẹp đạo.
Nói là kiếp trước nhưng thức tế là một kiếp nào đó trong quá khứ tạo thành 🙏

Có 3 cách để cho nghiệp đầu thai.

Mỗi hành động (nhân) sẽ có 7 sát na tâm đổng lực tương ứng tạo nên các quả dị thục (quả).

Sát na đầu tiên sẽ tạo ra quả trong kiếp này
Sát na cuối tạo ra quả trong kiếp sau

Và 5 sát na giữa tạo ra nghiệp trong một kiếp nào đó vị lai cho đến khi chứng đắc Niết Bàn mới trở thành Vô Hiệu Nghiệp.

Từ 9 -> 15 là 7 tâm đổng lực tạo nghiệp cho quả dị thục

LO-5-NHAN-QUA.png


Và do các điệu kiện mà quả dị thục trổ vào những thời điểm khác nhau


YLm8WqB.jpeg




Thân tướng cao nhưng không cân đối là quả của ác nghiệp tà dâm hoặc nói dối còn dư sót sau khi chịu quả khổ của 4 cảnh khổ 🙏
Vi diệu pháp phải ko. Nhỉ
 
Bọn con nít giờ húp toàn sữa ngoại có lùn nữa đâu. Thế tụi nó cao là do tâm thức của bọn tây à
Do bạn mặc định cao = bọn tây mới có suy nghĩ đó.

Có 4 thứ tác động lên cơ thể sinh trưởng :

SỰ SANH KHỞI CỦA SẮC PHÁP (Rūpasamutthāna)

Ðạo Phật không không tìm kiếm nguyên nhân đầu tiên sinh khởi ra các Sắc Pháp mà chỉ chấp nhận sự hiện hữu của các Sắc Pháp và tìm kiếm những ảnh hưởng gì tác thành Sắc Pháp.

Theo Vi Diệu Pháp, vật chất dù là vật vô tri giác cũng phải có nhân trợ tạo mới sanh ra được và bốn nhân tạo ra Sắc PhápNghiệp, Tâm, Âm Dương và Vật Thực (Kammaṃ, cittaṃ, utu, āhāro ceti cattāri rūpasamutthāni nāma).

2 cái đầu có vẻ dễ hiểu. Còn 2 cái sau được định nghĩa như sau:

3) Sắc Âm Dương (Utujārūpa): Âm dương ở đây được dùng theo nghĩa Hỏa Ðại (Tejodhātu) gồm cả nóng và lạnh; nóng là Dương, lạnh là Âm. Chúng ta đã biết, khi tục sinh, nghiệp tạo ra Sắc Tục Sinh tức ba bọn Sắc (Thân thập pháp, Tánh thập pháp và Tâm sở y thập Pháp). Lửa ở bên trong, gồm trong ba bọn Sắc này hợp với Lửa bên ngoài tạo ta các Sắc Pháp do Âm Dương sinh, tại thời điểm sinh khởi của Tâm Tục Sinh. Ngay ở sát na đầu tiên, Lửa do Tâm sanh được thay thế bằng Lửa do Nghiệp sanh.

13 Sắc Pháp do Âm Dương sanh là: 8 Sắc Bất Ly, Sắc Thinh, Sắc Hư Không và 3 Sắc Ðặc Biệt.


4) Sắc Vật Thực (Āhārajārūpa): Là Sắc do Vật Thực tạo (chất dinh dưỡng). Vật Thực bao hàm các món ăn vật chất và các chất dinh dưỡng (Ojā) chứa trong các Sắc Pháp do Nghiệp, Tâm và Âm Dương sanh. Nội dưỡng chất nhờ có ngoại dưỡng chất giúp đở mới tạo ra các Sắc Pháp. Các Sắc Pháp chỉ được sanh ra khi dưỡng chất được tiêu hóa khắp thân thể.

11 Sắc Pháp do Vật Thực tạo ra là: 8 Sắc Bất Ly và 3 Sắc Ðặc Biệt.


Chú ý: Sắc Âm Dương và Sắc Vật Thực cần có sự phối hợp cã nội và ngoại (Ajjhattaṃ ca bahiddhā ca) mới tạo ra Sắc Pháp.
 
Thế mà mấy ông thợ tu bảo tôi vướng nghiệp kiếp trước :what: .
Thứ không xác nhận được không nên tin.
Mọi thứ đều diễn ra trong kiếp này, nói kiếp trước là đoán. Mà đoán thì không có tính tham khảo.
 
Thứ không xác nhận được không nên tin.
Mọi thứ đều diễn ra trong kiếp này, nói kiếp trước là đoán. Mà đoán thì không có tính tham khảo.
Thế các cõi atula, ta bà cũng chỉ là tham khảo thôi hả huynh vì các cõi ấy tôi chỉ biết qua mồm Phật.
 
Thế các cõi atula, ta bà cũng chỉ là tham khảo thôi hả huynh vì các cõi ấy tôi chỉ biết qua mồm Phật.
Lành thay!

Đúng là nó chỉ có tính tham khảo. Còn.

Tin hay không là ở bro.
Giờ đặt lại vấn đề, cái lý thuyết đó có giúp cho bro và những người xung quanh sống vui vẻ, sống hạnh phúc hơn không.

Nếu có thì hãy chấp nhận

Nếu nó không quan trọng thì bỏ qua.

Thế giới loài người này có vô vàn lý thuyết, có vô vàn triết lý.

Sau cái chết là gì? Trước cái chết là gì? Đâu ai biết được, bởi đâu ai chết rồi mà sống lại để kể đâu.

Tin hay không là ở nơi bro mà.
 

Có thể bạn quan tâm

Top